29. Windows 10 sẽ làm được gì?
Windows 10 phiên bản Desktop đã được phát hành chính thức từ tháng 7, trong khi Windows 10 for Mobile vẫn đang còn thử nghiệm. Nếu dựa trên những thông tin từ Microsoft và giới truyền thông thì Windows 10 là một bước đột phá của hãng công nghệ này, khi mà Microsoft chính thức chuyển mình từ một công ty phần mềm sang một công ty dịch vụ. Satya Nadella đã lèo lái con thuyền Microsoft đang chông chênh không theo kịp dòng chảy của tình hình công nghệ thế giới để đi qua một khúc ngoặc khó khăn nhất vào lúc này. Với hơn 90% người dùng máy tính đang sử dụng Windows cũ, nhưng không quá 5% người dùng Windows phone trên các thiết bị di động, liệu chúng ta nên tin tưởng rằng Microsoft sẽ thành công khi hợp nhất các phiên bản Windows thành một Windows 10 cho tất cả thiết bị? Trong bài viết này, tôi sẽ phân tích nguyên nhân tại sao Microsoft dưới thời Satya Nadella lại phát triển thành công ty cung cấp dịch vụ thay vì thu lợi từ bản quyền phần mềm, tại sao hãng công nghệ này lại hợp nhất các phiên bản Windows thành một cho tất cả các thiết bị trong tương lai, và những bước đi của Microsoft liệu có thành công để giành lại quyền lực của một hãng công nghệ số một.
Windows 10 sẽ không còn là sản phẩm phần mềm
Khác với những phiên bản hệ điều hành Windows trước đây, Microsoft tạo ra Windows 10 để phục vụ chiến lược “xoay trục” của mình (giống như Mỹ xoay trục quân sự về Châu Á- Thái Bình Dương). Trong khi các hãng khác đã dần dần thấy được thị trường dịch vụ công nghệ mới chính là xu hướng của tương lai thay cho thị trường phần cứng từ vài năm trước thì Microsoft đã không bắt kịp xu hướng này, chính vì thế mà hãng này đã chậm cho ra đời phiên bản Windows Phone cho điện thoại thông minh. Đến khi Android và iOS chiếm lĩnh thị trường điện thoại toàn cầu với gần 90% thị phần thì mọi việc đã trễ đối với Microsoft, (cũng như với Blackberry, Nokia). Làm thế nào để “đi sau mà về trước“ ? Đó chính là điều kiện bắt buộc cho bất cứ ai lên làm CEO của Microsoft. Khi Steve Ballmer rời chức vụ CEO, có lẽ những dấu ấn của ông để lại cho Microsoft không nhiều, ngoài việc quyết định mua lại Nokia [1] để hỗ trợ cho Windows Phone giành giật thị phần điện thoại thông minh toàn cầu. Việc ban quản trị của hãng chọn Satya Nadella làm CEO mới thay vì Stephen Elop, vị CEO cũ của Nokia và cũng là người có công trong việc thâu tóm Nokia, chính là quyết định thay đổi toàn diện Microsoft. Vị CEO mới người gốc Ấn Độ này đã chứng tỏ cho mọi người thấy tầm nhìn xa hơn những ứng viên khác của chức vụ CEO ở chỗ ông quyết tâm biến Microsoft thành một công ty cung cấp dịch vụ và Windows 10 sẽ là một nền tảng cung cấp dịch vụ thay vì là chỉ là một sản phẩm phần mềm như các phiên bản Windows trước[2].
Chúng ta đã biết Microsoft từng là một gã khổng lồ phần mềm số một thế giới chỉ với việc bán bản quyền phần mềm Windows và Microsoft Office. Đó chính là hai nguồn thu chính của hãng bên cạnh Xbox, điện thoại Lumia, Máy tính bảng Surface, dịch vụ đám mây. Và như chúng ta thấy hiện nay, cả hai nguồn thu chính của Microsoft cũng đang tiến triển tốt khi mà thị phần PC, Laptop chạy Windows và MS Office quá cao so với những đối thủ khác như iMac, Macbook, các phiên bản Linux, Google ChromeBook. Tuy nhiên, đối với nền tảng di động thì Windows Phone (WP) đang thể hiện điều ngược lại, tức là chiếm thị phần quá nhỏ. Có thể ai đó cho rằng vì Windows Phone ra đời sau nên đã hết đất diễn, nhưng tôi cho rằng nguyên nhân chính là do Google đã cung cấp Android như là một nền tảng dịch vụ, còn Apple độc quyền iOS để tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ hoàn hảo của riêng mình. Vì thế, nếu WP có ra đời trước và vẫn giữ chiến lược cũ là cung cấp WP có phí bản quyền cho các OEM thì nó cũng bị Android đè bẹp với bản quyền miễn phí và yêu cầu cấu hình phần cứng thấp. Đối với iOS thì Apple có cách làm khác đi, hãng này độc quyền mọi thứ để tạo ra hệ sinh thái thật tốt, từ phần cứng tới phần mềm, để có thể cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời, tất nhiên là với giá không hề rẻ. Apple thu phí mọi thứ cho dịch vụ tốt đến chất lượng phần cứng tuyệt vời, cái họ bán cho người dùng chính là sự trải nghiệm hoàn hảo.
Khi Satya Nadella lên nắm quyền ở Microsoft, ông đã hòa chung cuộc chơi với Google và Apple, đó là cung cấp Windows Phone miễn phí hoặc với giá thấp cho các OEM [3], bên cạnh yêu cầu phần cứng cũng giảm đi đáng kể nên những thiết bị như Lumia 520 cũng có thể chạy Windows Phone mượt mà. Bên cạnh đó, các dịch vụ như Bing, OneDrive, Skype, Maps, Translator, Corntana được phát triển ngày càng tốt hơn và cung cấp miễn phí cho người dùng. Đối với MS Office thì hãng cũng cung cấp thêm Office 365 trên nền tảng đám mây và thu phí người dùng sử dụng dịch vụ theo tháng, họ còn ra các phiên bản Office cho các nền tảng khác như Mac OS, iOS, Android. Điều thú vị kế tiếp là ngay cả cô trợ lý ảo Corntana cũng được cung cấp cho nền tảng Android để lôi kéo người dùng sử dụng thêm dịch vụ của Microsoft. Điều đó cho thấy những sản phẩm của Microsoft sẽ không còn phụ thuộc vào nền tảng hệ điều hành nhiều như trước. Có thể nói chiến lược đám mây chính là trọng tâm mà Satya Nadella muốn phát triển cho Microsoft.
Nói tóm lại, Windows và những phần mềm đi kèm theo nó sẽ trở thành những dịch vụ mà người dùng sẽ được sử dụng miễn phí hoặc trả phí, tuy nhiên phí bản quyền phần mềm sẽ còn áp dụng đối với nền tảng Windows cho Desktop và bộ công cụ văn phòng MS Office, vì đây vẫn là sân chơi của riêng của Microsoft và là nguồn thu chính hiện nay.
Chúng ta đã biết Microsoft từng là một gã khổng lồ phần mềm số một thế giới chỉ với việc bán bản quyền phần mềm Windows và Microsoft Office. Đó chính là hai nguồn thu chính của hãng bên cạnh Xbox, điện thoại Lumia, Máy tính bảng Surface, dịch vụ đám mây. Và như chúng ta thấy hiện nay, cả hai nguồn thu chính của Microsoft cũng đang tiến triển tốt khi mà thị phần PC, Laptop chạy Windows và MS Office quá cao so với những đối thủ khác như iMac, Macbook, các phiên bản Linux, Google ChromeBook. Tuy nhiên, đối với nền tảng di động thì Windows Phone (WP) đang thể hiện điều ngược lại, tức là chiếm thị phần quá nhỏ. Có thể ai đó cho rằng vì Windows Phone ra đời sau nên đã hết đất diễn, nhưng tôi cho rằng nguyên nhân chính là do Google đã cung cấp Android như là một nền tảng dịch vụ, còn Apple độc quyền iOS để tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ hoàn hảo của riêng mình. Vì thế, nếu WP có ra đời trước và vẫn giữ chiến lược cũ là cung cấp WP có phí bản quyền cho các OEM thì nó cũng bị Android đè bẹp với bản quyền miễn phí và yêu cầu cấu hình phần cứng thấp. Đối với iOS thì Apple có cách làm khác đi, hãng này độc quyền mọi thứ để tạo ra hệ sinh thái thật tốt, từ phần cứng tới phần mềm, để có thể cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời, tất nhiên là với giá không hề rẻ. Apple thu phí mọi thứ cho dịch vụ tốt đến chất lượng phần cứng tuyệt vời, cái họ bán cho người dùng chính là sự trải nghiệm hoàn hảo.
Khi Satya Nadella lên nắm quyền ở Microsoft, ông đã hòa chung cuộc chơi với Google và Apple, đó là cung cấp Windows Phone miễn phí hoặc với giá thấp cho các OEM [3], bên cạnh yêu cầu phần cứng cũng giảm đi đáng kể nên những thiết bị như Lumia 520 cũng có thể chạy Windows Phone mượt mà. Bên cạnh đó, các dịch vụ như Bing, OneDrive, Skype, Maps, Translator, Corntana được phát triển ngày càng tốt hơn và cung cấp miễn phí cho người dùng. Đối với MS Office thì hãng cũng cung cấp thêm Office 365 trên nền tảng đám mây và thu phí người dùng sử dụng dịch vụ theo tháng, họ còn ra các phiên bản Office cho các nền tảng khác như Mac OS, iOS, Android. Điều thú vị kế tiếp là ngay cả cô trợ lý ảo Corntana cũng được cung cấp cho nền tảng Android để lôi kéo người dùng sử dụng thêm dịch vụ của Microsoft. Điều đó cho thấy những sản phẩm của Microsoft sẽ không còn phụ thuộc vào nền tảng hệ điều hành nhiều như trước. Có thể nói chiến lược đám mây chính là trọng tâm mà Satya Nadella muốn phát triển cho Microsoft.
Nói tóm lại, Windows và những phần mềm đi kèm theo nó sẽ trở thành những dịch vụ mà người dùng sẽ được sử dụng miễn phí hoặc trả phí, tuy nhiên phí bản quyền phần mềm sẽ còn áp dụng đối với nền tảng Windows cho Desktop và bộ công cụ văn phòng MS Office, vì đây vẫn là sân chơi của riêng của Microsoft và là nguồn thu chính hiện nay.
Sự hợp nhất các phiên bản trên Windows 10
Có lẽ yếu tố quan trọng mà Microsoft sẽ mang lại cho người dùng chính là sự hợp nhất các phiên bản Windows 10 trên mọi thiết bị. Theo tôi, có lẽ hai chữ “hợp nhất” mà giới truyền thông mô tả không diễn tả chính xác cách thức Windows 10 hoạt động trên mọi thiết bị, mà chính xác hơn phải là đồng bộ. Nghĩa là sẽ có các phiên bản khác nhau của Windows 10 cho các nền tảng thiết bị khác nhau, nhưng chúng có thể giao tiếp với nhau một cách tốt nhất. Các ứng dụng Universal [4] chính là chìa khóa để người dùng có thể cảm thấy mình có một nền tảng Windows chung cho tất cả, mặc dù không hoàn toàn như thế. Tính năng như Continuum [5] sẽ mang đến cho người dùng một cảm giác đồng bộ giữa các thiết bị, nhưng không có chuyện một phiên bản Windows 10 cho tất cả thiết bị, nếu có thì đó chỉ là tên gọi chung cho nền tảng Windows cho mọi thiết bị.
Liệu Windows 10 sẽ làm được gì?
Google và Apple có nên lo ngại về sự hợp nhất Windows 10 khi mà nó có thể chạy trên mọi nền tảng thiết bị trong tương lai? Liệu hai hãng công nghệ này có phải đang đi sau Microsoft khi chưa cho hợp nhất những nền tảng hệ điều hành của mình?
Thật ra sự hợp nhất các nền tảng hệ điều hành Windows 10 là điều không hề có như tôi đã phân tích ở trên. Google đã mong muốn xây dựng những nền tảng hệ điều hành và những phần mềm dịch vụ đi cùng dựa trên nền tảng đám mây chớ không muốn hợp nhất hệ điều hành. Các bạn có thể tham khảo bài viết Tham vọng của Google [5] để hiểu thêm về hãng này. Google đã không hợp nhất Chromium OS và Android mà chỉ đồng bộ các dịch vụ cho chúng, cách mà Windows 10 đang làm hiện nay. Còn Apple thì sẽ không bao giời làm việc này, vì họ thật sự quan tâm đến trải nghiệm tốt nhất của người dùng và sự phân tách các nền tảng hệ điều hành sẽ giúp cho các thiết bị của Apple hoạt động tốt hơn. Mặt khác, hãng này cũng có nguồn thu chính từ việc bán các thiết bị của mình, chớ không chỉ là các dịch vụ, nên họ sẽ quan tâm đến số lượng sản phẩm được bán ra hơn số lượng người dùng nền tảng hệ điều hành của họ. Chính vì thế, dù Microsoft sẽ làm tốt hơn Google trong việc tránh phân mảnh phần mềm và đa dạng hóa các thiết bị có thể chạy Windows hơn các hệ điều hành của Apple thì họ cũng sẽ chỉ đủ sức níu kéo người dùng Desktop ở lại với Windows, và phát triển thị phần của Windows 10 for Mobile ở mức cao nhất là 1/3 thị phần.
Tôi cho rằng thị trường Windows 10 có thể thăng tiến nhanh chóng chính là các giải pháp cho doanh nghiệp. Những khách hàng doanh nghiệp cần hệ điều hành Windows vì từ trước đến giờ họ vẫn đang dùng hệ điều hành này, cùng với bộ MS Office. Vì thế những dịch vụ đám mây của Microsoft như Onedrive, Office 365 sẽ là những dịch vụ đáng mua đối với người dùng doanh nghiệp khi mà nó được tích hợp sâu vào hệ điều hành mà họ đang sử dụng.
Windows 10 for Mobile sẽ không có nhiều đột phá do thị trường smartphone đã được định hình rất rõ khi số người dùng càng bão hòa. Những thiết bị Lumia giá rẻ và tầm trung sẽ làm gia tăng thị phần của hệ điều hành này khi mà chúng mang đến trải nghiệm tốt hơn Android trong phân khúc này, cùng với những OEM khác tham gia vào nền tảng Windows 10, thì thị phần của nó sẽ tăng đáng kể nhưng không đủ để Microsoft thống lĩnh thị trường smartphone.
Thật ra sự hợp nhất các nền tảng hệ điều hành Windows 10 là điều không hề có như tôi đã phân tích ở trên. Google đã mong muốn xây dựng những nền tảng hệ điều hành và những phần mềm dịch vụ đi cùng dựa trên nền tảng đám mây chớ không muốn hợp nhất hệ điều hành. Các bạn có thể tham khảo bài viết Tham vọng của Google [5] để hiểu thêm về hãng này. Google đã không hợp nhất Chromium OS và Android mà chỉ đồng bộ các dịch vụ cho chúng, cách mà Windows 10 đang làm hiện nay. Còn Apple thì sẽ không bao giời làm việc này, vì họ thật sự quan tâm đến trải nghiệm tốt nhất của người dùng và sự phân tách các nền tảng hệ điều hành sẽ giúp cho các thiết bị của Apple hoạt động tốt hơn. Mặt khác, hãng này cũng có nguồn thu chính từ việc bán các thiết bị của mình, chớ không chỉ là các dịch vụ, nên họ sẽ quan tâm đến số lượng sản phẩm được bán ra hơn số lượng người dùng nền tảng hệ điều hành của họ. Chính vì thế, dù Microsoft sẽ làm tốt hơn Google trong việc tránh phân mảnh phần mềm và đa dạng hóa các thiết bị có thể chạy Windows hơn các hệ điều hành của Apple thì họ cũng sẽ chỉ đủ sức níu kéo người dùng Desktop ở lại với Windows, và phát triển thị phần của Windows 10 for Mobile ở mức cao nhất là 1/3 thị phần.
Tôi cho rằng thị trường Windows 10 có thể thăng tiến nhanh chóng chính là các giải pháp cho doanh nghiệp. Những khách hàng doanh nghiệp cần hệ điều hành Windows vì từ trước đến giờ họ vẫn đang dùng hệ điều hành này, cùng với bộ MS Office. Vì thế những dịch vụ đám mây của Microsoft như Onedrive, Office 365 sẽ là những dịch vụ đáng mua đối với người dùng doanh nghiệp khi mà nó được tích hợp sâu vào hệ điều hành mà họ đang sử dụng.
Windows 10 for Mobile sẽ không có nhiều đột phá do thị trường smartphone đã được định hình rất rõ khi số người dùng càng bão hòa. Những thiết bị Lumia giá rẻ và tầm trung sẽ làm gia tăng thị phần của hệ điều hành này khi mà chúng mang đến trải nghiệm tốt hơn Android trong phân khúc này, cùng với những OEM khác tham gia vào nền tảng Windows 10, thì thị phần của nó sẽ tăng đáng kể nhưng không đủ để Microsoft thống lĩnh thị trường smartphone.
Lâu lắm rồi mới thấy anh viết 1 bài !
Trả lờiXóa