22. Thực tại ảo, ảo hóa sự vật
Thực
tại ảo (argumented reality – AR) [1] là lĩnh vực tiềm
năng hiện nay trên thế giới, nó được ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y học, sản xuất,
quân sự, game,... Facebook vừa tiến hành mua lại công ty
khởi nghiệp về AR là Oculus VR như một bước đi đón
đầu cho một phương thức kết nối mới trong tương lai.
Ngoài ra, nếu bạn có sử dụng Kinect trong việc chơi game
thì hẳn bạn sẽ cảm thấy rất thích thú khi được
tương tác với thế giới ảo một cách trực tiếp trong
thời gian thực. Nếu bạn từng nghe đến bảo tàng ảo
thì bạn sẽ ngạc nhiên với những tác dụng mà AR mang
lại. Để hiểu thêm về AR, các bạn có thể tham khảo
thêm những liên kết bên dưới. Trong bài viết này, tôi
sẽ giới thiệu một vài ứng dụng của AR và phân tích
tương lai của công nghệ này, cũng như tác động của nó
đối với cuộc sống của chúng ta trong tương lai.
Trước
khi điểm qua các ứng dụng của AR, chúng ta cần tìm hiểu
nguyên lý hoạt động của các hệ thống thực tại ảo.
Một hệ thống AR thực sự bao gồm 3 bộ phận chính:
Thiết bị đầu vào, Máy tính xử lý, Thiết bị đầu
ra. Thiết bị đầu vào có thể là các sensor thu nhận
tín hiệu và truyền về máy tính, máy tính sẽ xử lý
tín hiệu và tạo ra hình ảnh, âm thanh, xúc giác,... cho
thiết bị đầu ra. Ví dụ như bạn đang chơi một game
3D, bằng cách đeo kính thực tại ảo vào, bạn sẽ cảm
nhận mình đang là nhân vật trong game. Mỗi khi bạn quay
phải hay trái thì nhân vật trong game cũng làm tương tự,
còn bạn thì lại nhìn thấy bối cảnh game xung quanh mình
khiến cho bạn đang thực sự có cảm nhận mình ở trong
bối cảnh đó. Như vậy chúng ta đang tương tác trực
tiếp với thế giới ảo theo thời gian thực. Cái hay nhất
của AR có lẽ chính là khi nó được dụng cho những lĩnh
vực khác ngoài game. Khi đó thì thế giới ảo mà chúng
ta đang tương tác được mô phỏng lại từ thế giới
thực. Ví dụ trong việc cứu hỏa, khi các nhân viên cứu
hỏa tiếp cận tòa nhà đang cháy, các nhân viên này sẽ
được trang bị camera trên mũ bảo hộ và các sensor cảm
biến nhiệt, hồng ngoại,... khi họ xâm nhập vào tòa nhà
thì những tín hiệu từ các camera và sensor sẽ được
truyền ra ngoài cho trung tâm điều khiển xử lý. Ở đây
họ có thể mô phỏng lại bối cảnh ở bên trong tòa nhà
dựa vào bản thiết kế tòa nhà và các tín hiệu từ các
sensor gởi về. Khi đó họ sẽ đánh giá tình hình và chỉ
dẫn cũng như cảnh báo cho nhân viên cứu hỏa bên trong.
Như là cảnh báo căn phòng trước mặt có lửa đang cháy
dữ dội bên trong nên nhân viên cứu hỏa không nên đi
vào, hay phát hiện có những bức xạ ở góc cầu thang mà
có thể phát ra từ một nạn nhân đang ở đó...[2]. Nếu
các bạn có xem cảnh hậu trường phim Avatar [3] chắc các
bạn sẽ thấy việc tương tác giữa người diễn viên
với thế giới ảo thú vị như thế nào. Ngoài những lĩnh
vực đó, chúng ta sẽ điểm qua một số ứng dụng của
AR trong những lĩnh vực khác.
[1] Thực
tế ảo
Những ứng dụng của AR
Microsoft Kinect
AR được ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực vào thời điểm hiện nay.
Microsoft đã nắm bắt được tương lai của AR nên họ đã
phát triển Kinect [4] từ năm 2009 và cung cấp cả bộ SDK
để các nhà phát triển có thể phát triển ứng dụng
cho nó. Bên cạnh Xbox thì chúng ta hoàn toàn có thể mua
thiết bị Kinect để phục vụ cho mục đích khác. Kinect
có thể nhận dạng được cử chỉ và giọng nói nên
chúng ta có thể tương tác với máy tính bằng cử chỉ
và ra lệnh bằng giọng nói.
[4]
Kinect
Bảo tàng ảo [5]
Việc tham quan bảo tàng bằng
cách sử dụng thiết bị như máy tính hay smartphone, tablet
chính là một ứng dụng của AR. Chúng ta có thể quan sát
hình ảnh 3D của các cổ vật mà không cần đến trực
tiếp. Tất nhiên là xem trực tiếp có tính sinh động
hơn, nhưng trong một số trường hợp thì AR làm tốt hơn
đôi mắt của chúng ta. Ví dụ như khi chúng ta xem một
chiếc bình gốm cổ được trưng bày nhưng đã không còn
nguyên vẹn, nếu nhìn bằng mắt thường thì chúng ta chỉ
thấy các mảnh vỡ, nhưng nếu nhìn qua thiết bị thì
chúng ta có thể thấy được chiếc bình nguyên vẹn, vì
máy tính đã tái tạo lại chiếc bình từ hình ảnh của
các mảnh vỡ. Các bạn hãy xem một số video và các trang
web cung cấp bảo tàng ảo bên dưới [5].
Cửa hàng thời trang ảo [6]
Nếu chúng ta hay mua hàng
trên mạng thì việc khó khăn nhất chính là chúng ta không
được quan sát chi tiết món hàng một cách đầy đủ, AR
sẽ giúp chúng ta làm được việc đó. Khi bạn xem một
chiếc kính thời trang trên mạng và tự hỏi mình đeo
chiếc kính này sẽ trông thế nào nhỉ? Với AR, bạn chỉ
việc cho phép phần mềm bật webcam, trang web bán hàng đó
sẽ thu được hình ảnh của bạn và chèn chiếc kính đeo
mắt lên để bạn nhìn xem nó có phù hợp với mình
không. Với cách thức tương tự như vậy khi bạn muốn
mua quần áo, giày dép.
Máy bay không người lái UAV, robot, tàu thăm dò đáy biển
Trong lĩnh vực quân sự, AR
được ứng dụng trong việc huấn luyện binh sĩ, điều
khiển UAV, robot, hay tàu thăm dò đáy biển. Nếu bạn có
xem bộ phim Di sản của Bounre [7] thì bạn sẽ thấy việc
điều khiển một chiếc UAV từ xa trong khi nhân viên điều
khiển thì giống như đang ngồi trong khoang lái, đôi mắt
của họ chính là camera trên máy bay.
Trong lĩnh vực công nghiệp
thì các chú robot có thể thao tác hay cứu hộ trong những
khu vực nguy hiểm với sự điều khiển của nhân viên
tại trung tâm chỉ huy.
Một ứng dụng khác chính
là việc điều khiển tàu thăm dò dưới đáy biển để
nghiên cứu đại dương hay sữa chữa cáp quang dưới biển
và giàn khoan dầu.
Còn nhiều ứng dụng khác
nữa trong lĩnh vực y tế, giáo dục, bất động sản,...
mà AR mang lại. Có thể coi nó như một cuộc cách mạng
diễn ra âm thầm trên thế giới trên nhiều lĩnh vực. Nó
không ồn ào như Big Data, Mobility, Cloud computing, Security
[8], nhưng nó có tác động rộng lớn hơn trong nhiều lĩnh
vực.
Trong phần tiếp theo, tôi sẽ
đề cập đến thương vụ gần đây của Facebook trong
lĩnh vực AR, một động thái khó hiểu và gây nhiều đồn
đoán trong giới phân tích công nghệ.
Tại sao Facebook mua Oculus VR
Việc
mua lại Oculus VR [9], một công ty cung cấp thiết bị thực
tại ảo, đã làm nhiều người phán đoán chiến lược
của Facebook trong tương lai. Nếu việc mua Whatsapp không
gây nhiều sự khó hiểu thì mua Oculus VR lại khiến nhiều
người bất ngờ. Facebook muốn phát triển game chăng? Hay
hãng muốn tham gia vào lĩnh vực công nghiệp xe hơi, robot?
Trong bài viết của tôi là Thời của những mạng xã
hội OTT [10] thì tôi có đề cập đến tương lai của
các mạng xã hội chính là phương thức kết nối mới.
Và tôi cho rằng Facebook đã bắt đầu theo cách đó với
thực tại ảo. Việc kết nối mọi người thông qua các
mối quan hệ trung gian lẫn nhau sẽ bão hòa trong thời
gian tới, và đó cũng là lúc Facebook bão hòa số lượng
người dùng của mình. Hãng sẽ tiến hóa thêm một bước
nữa bằng cách nào? Nếu Google có thể tham gia vào chế
tạo robot, tàu không gian; Microsoft tham gia vào thực tại
ảo một cách mạnh mẽ và có tính chiến lược; Apple
tham gia vào lĩnh vực xe điện; Facebook dường như chưa
xác định được bước đi kế tiếp của mình.
Có lẽ
thực tại ảo chính là mảnh đất cho Facebook, bằng cách
ứng dụng AR hãng sẽ mang lại những trải nghiệm mới
cho người dùng. Cái mà tôi có thể nghĩ ra được vào
lúc này chính là khả năng tương tác của người dùng
với các công ty bán hàng online, các công ty du lịch, bất
động sản, các công ty cung cấp game trên Facebook. Và có
thể Facebook sẽ kiếm được nhiều tiền hơn việc quảng
cáo hiện tại với việc tạo ra kết nối giữa người
dùng và các công ty bán hàng. Và như thế, Facebook sẽ là
nhân tố quan trọng trong việc phổ biến AR trong tương
lai hơn bất cứ công ty riêng lẻ nào khác.
Tương lai của sự ảo hóa
Khi sự
vật được ảo hóa nó sẽ khắc phục được sự trải
nghiệm của người dùng ở khoảng cách xa hay những công
việc cần sự ảo hóa như việc huấn luyện binh sĩ trong
quân đội. Vào một ngày nào đó, chúng ta sẽ đi thám
hiểm Nam Cực hay Mặt Trăng mà không cần đặt chân tới
đó. Chúng ta cũng có thể xem một đoạn quảng cáo về
món vịt Bắc Kinh mà có thể ngửi thấy mùi của chúng.
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực robot, chúng ta sẽ
ngồi ở nhà và điều khiển robot thực hiện những công
việc như dọn tuyết trên đường vào mùa đông. Có thể
nói những trải nghiệm thông qua thực tại ảo có thể
không thể trung thực bằng trải nghiệm trực tiếp, nhưng
có nhiều công việc chúng ta không thể trải nghiệm trực
tiếp hoặc không cần làm như thế mà để cho robot làm.
Những
công ty như Microsoft (với Kinect) hay Facebook (với Oculus VR)
đã đi một bước khá thông minh khi họ đang có trong tay
công nghệ nền tảng của AR cho các hãng khác xây dựng
phần ứng dụng. Nếu Google cũng thành công với Google
Glass và robot thì chúng ta sẽ có một sự kết hợp hoàn
hảo trên nhiều lĩnh vực trong tương lai.
Nếu
bạn thích sự ảo hóa vật thể, tôi xin giới thiệu thêm
hai ví dụ rất hay mà có thể bạn sẽ thích:
Nhận xét
Đăng nhận xét