19. Thị trường ứng dụng di động Việt Nam

Thời đại của ứng dụng di động
Có thể nói trong vài năm trở
lại đây thì số lượng cũng như chất lượng các ứng
dụng trên các chợ ứng dụng là chìa khóa quan trọng
nhất cho thành công của việc kinh doanh thiết bị di động.
Nhiều người mua smartphone của Apple vì nền tảng iOS có
nhiều ứng dụng chất lượng nhất so với các nền tảng
khác. Và cũng chính vì thế mà người dùng cảm thấy e
ngại đối với các smartphone Windows Phone và Blackberry khi
số lượng ứng dụng trên các chợ của họ còn hạn
chế, đặc biệt những ứng dụng đã nổi tiếng trên
iOS hay Android thì chưa chắc có trên Windows Phone, BB10. Việc
thu hút các lập trình viên viết ứng dụng cho nền tảng
của mình ngày càng khó hơn khi mà số lượng thiết bị
trên thị trường không phổ biến thì lập trình viên
không quan đến viết ứng dụng cho nó. Vì thế, nếu muốn
bán được nhiều sản phẩm hơn thì Microsoft và Blackberry
phải tìm cách gia tăng nhanh chóng số lượng ứng dụng
trên các chợ của mình và cả chất lượng ứng dụng
nữa. Bên cạnh đó, người dùng ngày càng quan tâm nhiều
đến ứng dụng hơn là chất lượng của nền tảng hệ
điều hành. Xu hướng này đẩy các hãng sở hữu hệ
điều hành di động nhanh chóng cải tiến nền tảng để
hỗ trợ tốt hơn cho lập trình viên, còn các lập trình
viên thì đua nhau phát hành ứng dụng cho mọi lĩnh vực,
ngóc ngách của cuộc sống; từ ứng dụng cho học tập,
giải trí, làm việc đến các ứng dụng cho riêng công
ty, tờ báo, ngân hàng,... Sau một thời gian quan tâm đến
số lượng ứng dụng, người dùng bắt đầu định hình
lại những ứng dụng cần thiết cho mình, họ quan tâm
đến chất lượng nhiều hơn, loại bỏ những ứng dụng
“rác”. Theo tôi thì thời điểm này là thời điểm ở
bên kia sườn dốc của trào lưu ứng dụng di động.
Trong tương lai sẽ có sự thay đổi quan niệm về ứng
dụng, khi đó người dùng sẽ quan tâm đến chức năng
được tích hợp trong hệ điều hành hơn là quan tâm đến
những ứng dụng, họ chỉ quan tâm đến một số ít ứng
dụng cần thiết và có chất lượng.
Thị trường Việt Nam
Vì Việt Nam được coi là quốc gia có thu nhập trung
bình nên các hãng công nghệ bắt đầu chú ý đến thị
trường này, chính vì thế mà Apple, Blackberry bắt đầu
phân phối sản phẩm của mình đến Việt Nam, nơi mà các
hãng khác như Nokia, Samsung, Sony, LG,... đã vào trước rất
lâu. Doanh số nhập khẩu mặt hàng công nghệ vào Việt
Nam hàng năm luôn gây bất ngờ cho nhiều người [1], sự
tăng trưởng nhanh chóng trong phân khúc smartphone khiến cho
quốc gia với khoảng 90 triệu dân trở thành thị trường
lớn trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, dù các sản phẩm
cao cấp như iPhone, Samsung Galaxy, Blackberry, Nokia Lumia,... đã
đến Việt Nam được một thời gian nhưng các chợ ứng
dụng vẫn chưa hỗ trợ tốt cho thị trường này. Nếu
bạn đang ở Việt Nam thì việc mua một ứng dụng từ
các chợ ứng dụng như Google Play gặp nhiều khó khăn
hơn, vì phương thức thanh toán chưa thuận lợi. Mặt
khác, người Việt Nam đa số sẵn sàng bỏ tiền ra một
một chiếc smartphone nhưng sẽ không sẵn lòng mua một ứng
dụng. Như tôi đã phân tích trong bài Thương mại điện
tử Việt Nam: cơ hội và thách thức
[2], người Việt quan tâm đến cái hữu hình hơn vô
hình. Tức là họ mua smartphone thì có thể coi nó như một
tài sản, nhưng mua ứng dụng thì không thể coi như vật
chất được, vì không sử dụng ứng nữa chỉ có gỡ bỏ
chớ không bán lại được.
Sự thiếu quan tâm đến thị trường ứng dụng di động
Việt Nam của các hãng công nghệ lớn đã góp phần vào
tâm lý chi tiền kỳ hoặc của người Việt, làm cho phần
lớn người Việt chỉ xài ứng dụng miễn phí và ứng
dụng không có bản quyền hay ứng dụng lậu.
Kinh doanh ứng dụng lậu
Gần đây xuất hiện một số
chợ ứng dụng ở Việt Nam, những chợ này chia sẽ những
ứng dụng cho hầu hết những hệ điều hành di động
phổ hiến hiện nay [3].
Thậm chí họ còn phát hành cả app chợ ứng dụng để
có thể cài đặt lên thiết bị, khi đó người dùng có
thể download và cài đặt những ứng dụng không có bản
quyền này như các chợ ứng dụng Appstore hay Google Play.
Cách thu tiền của những chợ ứng dụng này là thu tiền
qua tài khoản người dùng hay nếu bạn muốn download những
ứng dụng có tính phí thì phải trả tiền cho họ bằng
tin nhắn SMS hay chuyển qua Ngân Lượng. Họ sưu tầm những
ứng dụng này từ các nguồn trên Internet như các forum
chia sẽ ứng dụng ở trong và ngoài nước, sau đó tập
hợp, phân loại và bán lại cho người dùng. Mặc dù họ
đã vi phạm bản quyền nhưng nhiều người lại tỏ ra
hào hứng và cổ vũ cho những chợ ứng dụng loại này.
Tuy có nhiều người Việt đang sử dụng smartphone nhưng
họ không hiểu rõ lắm về việc vi phạm bản quyền phần
mềm và những nguy cơ do những phần mềm lậu mang lại.
Nếu như trước đây thì việc cài ứng dụng lậu lên
iPhone thì phải jailbreak iPhone [4] và cài thông qua máy
tinh, còn nền tảng Android thì có thể cài trực tiếp
trên thẻ nhớ, Windows Phone thì cũng cần hack máy mới cài
ứng dụng lậu được, các máy Blackberry có thể cài đặt
từ máy tính hay sử dụng những ứng dụng sideloading [5]
do cộng đồng phát triển. Bây giờ thì việc cài những
ứng dụng lậu không rắc rối như thế, những chợ ứng
dụng lậu này đã tập hợp và chia sẽ ứng dụng ngay
trên thiết bị, chỉ cần có kết nối Internet là được.
Hiện nay, có một số doanh nghiệp
đã và đang tham gia vào thị trường ứng dụng di động
Việt Nam như kho ứng dụng Mstore của Viettel, F-store của
FPT, Appcent của SSGroup [6]. Việc lập chợ ứng dụng để
cho các nhà phát triển có thể bán ứng dụng thay vì chỉ
bán trên các chợ ứng dụng của chính nền tảng hệ
điều hành như Google Play là một điều tốt, nhưng liệu
những doanh nghiệp này có làm việc với các hãng cung cấp
hệ điều hành di động để có sự hỗ trợ và công
nhận hay không? Nếu bạn cài một ứng dụng vào máy
Android mà không phải tải từ Google Play thì chắc hẳn
ứng dụng đó được coi là không rõ nguồn gốc vì chưa
được xác nhận từ Google. Nếu xảy ra trường hợp
những ứng dụng đánh cắp thông tin người dùng hay lấy
trộm tiền từ tài khoản khách hàng thì những chợ ứng
dụng này có chịu trách nhiệm không? Nếu những ứng
dụng này được đưa lên chợ mà ăn cắp bản quyền của
một ứng dụng khác thì những doanh nghiệp kinh doanh chợ
ứng dụng này có kiểm soát nổi không? Theo tôi, mô hình
chợ ứng dụng Việt chỉ nên tồn tại khi nó được
cung cấp bởi một hãng cung cấp thiết bị (như FPT) hay cung cấp
hệ điều hành di động. Khi đó những nhà phát triển
phải đăng ký với doanh nghiệp vận hành chợ ứng dụng
và được chứng nhận thì mới được bán ứng dụng của
mình trên chợ. Vì có thể sẽ có nhiều người lấy ứng
dụng ở đâu đó trên internet và đưa vào chợ để bán
cho người dùng, trong khi đó
“ban quản lý chợ” thì không kiểm soát nổi, còn người
dùng thì chịu thiệt.
Hiện nay trên thế giới, việc
những ứng dụng di động được cung cấp bởi một bên
nào đó mà không phải hãng sở hữu hệ điều hành di
động (như Google) hay hãng cung cấp thiết bị (như
Samsung) thì chỉ có những kho ứng dụng lậu. Việc nền
tảng Android cho phép cài đặt những ứng dụng không được
xác nhận là một lỗ hổng nền tảng này, trong khi iOS và
Windows Phone thì có thể bẻ khóa thiết bị thì mới làm
được việc đó, mà khi bẻ khóa thiết bị rồi thì
Apple và Microsoft không còn chịu trách nhiệm với thiết
bị đó nữa. Hiện nay có cách cài ứng dụng lậu trên
iPhone mà không phải jailbreak, nhưng đó cũng là lỗ hổng
như Android.
[3] appstore.vn,
vimarket.vn, gviet.vn
[4] iOS
jailbreaking
[5]
Sideloading
Sự cần thiết của một Tạp chí ứng dụng di động
Tôi chưa tìm thấy một tạp chí công nghệ chính thống
nào ở Việt Nam chuyên về đánh giá những ứng dụng di
động. Thiếu vắng những tạp chí chuyên môn là điều
phổ biến trong tất cả lĩnh vực chứ không riêng gì
lĩnh vực công nghệ. Phần lớn các báo và tạp chí Việt
Nam cung cấp nội dung tổng hợp hoặc chuyên ngành lớn.
Không giống như ở một số nước khác thì có nhiều tạp chí chuyên về
ứng dụng cho từng nền tảng hệ điều hành, thì ở
Việt Nam chỉ có các diễn đàn công nghệ, nơi mà mọi
người sưu tầm, chia sẽ những ứng dụng mà phần lớn
là không có bản quyền. Tôi thiết nghĩ một tạp chí
chuyên về ứng dụng di động sẽ giới thiệu, đánh giá
những ứng dụng và hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng
như các tạp chí game của Thế giới vi tính
(pcworld.com.vn) đã làm [7]. Điều đó sẽ giúp người dùng
quan tâm thực sự đến những ứng dụng cần thiết cho
công việc, học hành hơn là chỉ quan tâm đến những ứng
dụng giải trí như hiện nay. Khi một ứng dụng trở nên
quan trong đối với công việc của mọi người thì họ
mới chịu chi tiền. Ngoài ra, khi lập trình ứng dụng đã
trở nên thu hút giới trẻ Việt, nhất là sau sự kiện
Flappy Bird [8], thì một tạp chí ứng dụng di động sẽ
giúp giới thiệu những ứng dụng Việt đến tay người
dùng Việt.
[7] Thế
Giới Game
[8] Flappy
Bird
Nhận xét
Đăng nhận xét