17. Tại sao Viettel muốn mua một ứng dụng OTT?
Cuộc chiến doanh thu
Với số lượng nhân
viên khoảng 30.000 người ở trong và ngoài nước, doanh
thu năm 2013 khoảng 8 tỷ USD, lợi nhuận ròng khoảng 1 tỷ
USD, Viettel cho rằng tốc độ tăng trưởng của Tập đoàn
nay đang giảm dần từ 20-25%/năm xuống còn 12-15%/năm [3].
Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do dự sụt
giảm doanh thu bởi sự xâm nhập của những ứng dụng
OTT ngày càng nhiều. Các hãng viễn thông cho rằng mình
đang mất khoảng 40-50% từ những ứng dụng này [4]. Tuy
nhiên, cái chính của vấn đề là các hãng viễn thông
trong nước chưa tìm ra cách nào để lấy lại lượng
doanh thu đang ngày càng bị sụt giảm nhiều hơn này. Các
hãng này chỉ biết nhìn những ứng dụng OTT làm mưa làm
gió và ngày càng nở rộ với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Ngoài Viber, Whatsapp, Line, KakaoTalk, Tango,... của
các công ty ngoại, trong nước còn có Zalo của VNG đang
chiếm lĩnh thị trường này ở Việt Nam.
Cũng theo [3], Viettel
là hãng viễn thông lớn nhất Việt Nam, họ cũng đang đầu
tư mạnh mẽ ra nước ngoài như Camphuchia, Lào, Nam Mỹ,
Châu Phi... với mong muốn đưa Viettel trở thành 1 trong 20
công ty viễn thông và CNTT lớn nhất toàn cầu, 1 trong 10
công ty viễn thông lớn nhất về đầu tư ra nước ngoài.
Đây có thể coi là tham vọng của Viettel và cũng là nhiệm
vụ mà Tập đoàn do nhà nước quản lý này phải thực
hiện được như một Cheabol [5] theo mô hình của kinh tế
Hàn Quốc. Việc bị đánh bất ngờ từ các ứng dụng
OTT thì không phải một mình Viettel bị ảnh hưởng mà có
thể nói tất cả các hãng viễn thông trên thế giới đều
bị. Nếu như các hãng viễn thông lớn của thế giới
đang tìm cách để bù đắp sự sụt giảm doanh thu bằng
cách tăng giá các gói dịch vụ khác thì các hãng trong
nước chỉ có cách tăng giá dịch vụ 3G. Nhưng nếu tăng
qua nhiều sẽ khiến người dùng quy lưng lại với dịch
vụ này, mặc dù giá cước 3G ở Việt Nam vẫn còn thấp
hơn các nước trong khu vực. Mặt khác việc tăng giá cước
phải đi đôi với tăng chất lượng dịch vụ thì người
dùng mới chấp nhận, nhưng đây lại là bài toán khó cho
viễn thông Việt Nam, khi mà đầu tư vào hạ tầng quá
nhiều sẽ tốn nhiều thời gian mới thu hồi được vốn.
Khi mà thị trường
viễn thông Việt Nam đang bảo hòa, với ba ông lớn là
Viettel, Mobifone, Vinaphone. Nhìn chung thị trường sẽ ổn
định trong tay ba hãng viễn thông này. Có một biến cố
có thể gây thay đổi cục diện thị trường là việc
Mobifone sẽ được sáp nhập vào Vinaphone hay sẽ được
cổ phần hóa thành một công ty độc lập với VNPT trong
thời gian tới. Trong trường hợp xảy ra khả năng thứ
hai thì cục diện sẽ có biến đổi lớn khi mà có một
số nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần của
Mobifone [6]. Có thể khi đó sẽ có một luồng gió mới
của các nhà đầu tư ngoại sẽ khiến chiến lược kinh
doanh của hãng này thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng mạnh
đến thị trường viễn thông trong nước. Có thể nói
lúc này sự cạnh tranh giữa ba nhà mạng này không còn
quyết liệt nữa khi số người dùng của mỗi mạng đã
ổn định. Thay vào đó thì các hãng này sẽ tập trung
khai thác các dịch vụ nội dung kèm theo để tăng doanh
thu trên khách hàng của mình. Tuy nhiên, vơi việc bị các
ứng dụng OTT tấn công vào thị trường, các hãng phải
vừa tìm cách bù đắp lại doanh thu sụt giảm, vừa tìm
kiếm chiến lược mới để thích nghi với tình hình mới.
Lúc này thì Viettel với tham vọng của mình vươn ra thế
giới, họ đang đi đầu trong việc đều chỉnh chiến
lược, nhất là khi họ vừa mới thay Tổng Giám đốc của
hãng.
[5] Chaebol
Thay tướng, thay chiến lược
Trung Tướng Hoàng Anh
Xuân nghỉ hưu, thay ông là Thiếu Tướng Nguyễn Mạnh
Hùng, người trước đó làm phó cho ông Xuân [8]. Và trong
thời gia gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng thường xuyên
xuất hiện trước truyền thống để nói về sự thay đổi
trong chiến lược của Viettel trong thời gian sắp tới. Sự
thay đổi đó chính là Viettel muốn trở thành một công
ty sáng tạo. Sự đổi mới này sẽ bắt đầu bằng việc
thay đổi chiến lược kinh doanh của hãng từ một kinh
doanh mạng di động thành công ty kinh doanh cố định băng
rộng [9]. Điều đó có nghĩa là Viettel sẽ không tập
trung và gói gọn trong hướng kinh doanh truyền thống của
mình là mạng di động mà sẽ chuyển mình thành một hãng
công nghệ hơn là một công ty viễn thông. Tức là Viettel
sẽ tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như việc muốn mua
lại ứng dụng OTT là KakaoTalk. Bước kế tiếp của hãng
có thể là sẽ tham gia vào lĩnh vực phần mềm, nơi mà
hãng đang có 10.000 nhân viên đang phát triển ứng dụng
[10].
[10] Cuộc chiến OTT về đâu khi “ông lớn” viễn thông nhập cuộc?
Công ty công nghệ sáng tạo
Từ khóa quan trọng
trong phát biểu của ông Nguyễn Mạnh Hùng trước truyền
thông chính là “sự sáng tạo”. Có nghĩa là ông Hùng
có tham vọng đưa Viettel nối bước các hãng công nghệ
nước ngoài thành công trên thị trường nhờ vào sự
sáng tạo. Quả thật, nếu bạn xem lại tất cả các công
ty công nghệ đã và đang thành công trên thế giới thì
họ luôn tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm bằng sự
đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Từ IBM
đến Microsoft, từ Apple đến Google,... những hãng này đã
cho thấy khi mà một công ty không còn sáng tạo nữa hay
sáng tạo quá chậm thì có nghĩa là họ sẽ bị sụp đổ.
Những hãng trên luôn làm vua trong lĩnh vực kinh doanh chính
của mình.
Ngoài ra, khi Viettel
muốn vươn ra thế giới thì họ phải cạnh tranh bằng
chính công nghệ của mình. Bởi vì không có một công ty
nào thành công bằng cách đi mua phần lớn công nghệ của
hãng khác, điều mà các hãng Việt Nam đang làm, nơi từ
hệ thống phần cứng đến phần mềm hệ thống và ứng
dụng đều mua từ những hãng nước ngoài. Cách nhanh nhất
để có công nghệ mới chính là đi mua lại các công ty
khởi nghiệp (Start-up company). Đây là những công ty mới
tham gia thị trường, với qui mô nhỏ, ít vốn, nhưng họ
có công nghệ mới nên mang tham vọng mới khi thâm nhập
thi trường. Mua những công ty này sẽ khiến bạn có ngay
công nghệ mới, giá mua lúc này cũng thấp do họ mới
khởi nghiệp, và những công ty nhỏ này luôn mang trong
minh sự sáng tạo tốt hơn các hãng lớn. Như ông Nguyễn
Mạnh Hùng đã nói, các công ty lớn có rất ít sự sáng
tạo, vì qui mô quá lớn sẽ khiến sự thay đổi gặp khó
khăn. Đổi lại thì các công ty nhỏ lại dễ thay đổi
nên họ mặc sức sáng tạo.
Như tôi đã đề cập
trong bài viết Tham vọng của Google [11], tôi đã nói
đến cách mà hãng này mua các công ty nhỏ và để cho các
công ty nhỏ này hoạt động như một bộ phận độc lập
với sự hỗ trợ của công ty mẹ, phục vụ cho chiến
lược dài hạn của hãng. Ví dụ điển hình là trang chia
sẽ video Youtube, bộ phận thiết bị di động Motorola
Mobility, dịch vụ quản lý ảnh Picasa,... Và đây chính là
điều mà Viettel sẽ làm với KakaoTalk, khi mà họ tuyên bố
là sẽ để ứng dụng OTT này hoạt động độc lập và
cạnh tranh trực tiếp với bộ phận SMS của hãng. Ông
Hùng cho rằng sự sáng tạo sẽ xuất hiện khi các bộ
phận cạnh tranh với nhau. Tại sao lại phải để các bộ
phận cạnh tranh nhau mới có sự sáng tạo? Câu trả lời
chính là do thị trường viễn thông Việt Nam là thị
trường vừa mở, vừa đóng. Tính mở ở đây là Chính
phủ cho các nhà mạng hoạt động cạnh tranh với nhau
theo quy tắc của thị trường. Tính đóng ở đây là tất
cả các hãng viễn thông trong nước đều do nhà nước
quản lý. Chính tính đóng của thị trường đã không cho
làn sóng công nghệ từ bên ngoài tràn vào thị trường
Việt Nam, khi mà không có hãng viễn thông nước ngoài nào
đang hoạt động trong nước. Chính vì thiếu sự cạnh
tranh đúng nghĩa nên thiếu sự sáng tạo của các hãng
trong nước cũng là điều dễ hiểu. Vì thế mới có
chuyện tự gây sự cạnh tranh trong nội bộ Viettel để
tìm kiếm công nghệ mới.
Điều quan trọng với
Viettel lúc này là họ đang đầu tư quá mạnh ra nước
ngoài, tức là họ gia nhập sân chơi mới ở các thị
trường viễn thông mới nổi như Camphuchia, Lào, Nam Mỹ,…
Họ đang gặp sự cạnh tranh từ các hãng địa phương và
các hãng khác từ những nước phát triển hơn. Chính vì
vậy mà họ đã nhận ra sự thiếu sót trong việc làm chủ
công nghệ sẽ khiến hãng không thể cạnh tranh tốt trên
thị trường quốc tế. Tôi lấy ví dụ, nếu Viettel phải
gặp China Mobile của Trung Quốc trên đất Myanmar thì họ
sẽ không thể cạnh tranh với hãng của Trung Quốc vì có
hầu thiết bị phần cứng và phần mềm mà Viettel đang
sử dụng được mua từ các hãng Trung Quốc.
Có những nhận định rằng Viettel muốn mua Kakao Talk là để khiến dòng chảy doanh thu đang chuyển hướng vào những ứng dụng OTT sẽ trở lại Viettel, theo tôi đó chỉ là mục tiêu ngắn hạn, trong khi thay đổi chiến lược để trở thành công ty công nghệ mới là mục tiêu dài hạn.
Có những nhận định rằng Viettel muốn mua Kakao Talk là để khiến dòng chảy doanh thu đang chuyển hướng vào những ứng dụng OTT sẽ trở lại Viettel, theo tôi đó chỉ là mục tiêu ngắn hạn, trong khi thay đổi chiến lược để trở thành công ty công nghệ mới là mục tiêu dài hạn.
Sự sáng tạo của
Viettel chính là sự khở đầu cho một chiến lược kinh
doanh mới, chiến lược kinh doanh sự sáng tạo trong công
nghệ hơn là chỉ kinh doanh thiết bị và dịch vụ. Hãy
nhìn Whatsapp để thấy rằng một công ty mới thành lập
ba năm với 50 nhân viên trên toàn thế giới mà giá trị
trên thị trường là 19 tỷ USD. Đó chính là hình mẫu
cho Viettel khi bắt đầu lột xác.
[11] Tham
vọng của Google
Tương lai của các hãng viễn thông
Như tôi đã nói ở
trên, có một biến cố sắp xảy ra chính là số phận
của Mobifone. Trong khi đó, sự thay đổi chiến lược của
Viettel cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường viễn thông
trong nước. Nếu Viettel thành công thì nó cũng sẽ khiến
các hãng còn lại phải thay đổi. Cho đến thời điểm
hiện nay, đại diện các hãng như Mobifone, Vinaphone đều
chọn phương án là tìm cách hợp tác với các nhà cung
cấp ứng dụng OTT để chia sẽ doanh thu thay vì mua hẳn
[12]. Điều này phụ thuộc vào việc Bộ Thông tin và
Truyền thông có bắt buộc các ứng dụng OTT này phải
tham gia hợp tác cùng với các mạng viễn thông hay không.
Nghĩa là có sự bắt buộc ở đây, nếu không thì không
một OTT nào muốn chia sẽ doanh thu cho nhà mạng. Với việc
Zalo đang thống trị thị trường OTT trong nước thì họ
sẽ là đại diện cho các các OTT còn lại trong việc
chống lại sự giành giật doanh thu từ các mạng di động.
Sẽ không có một hãng viễn thông nước ngoài nào vào
Việt Nam, nhưng có thể sẽ có nhiều hãng công nghệ mới
vào Việt Nam. Dù đi trên con đường nào thì Viettel cũng
sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới. Thời
kỳ “lấy nông thôn vây thành thị” của Viettel
đã hết, bây giời là lúc “lấy ngắn nuôi dài”.
Nhận xét
Đăng nhận xét