14. Con đường nào cho Blackberry?
[1] Tìm hiểu về dịch vụ BIS và BES cho BlackBerry
[2] HP mua lại Palm với giá 1,2 tỷ USD
[3] HP phải từ bỏ điện thoại và máy tính bảng
[4] Cổ đông của RIM chính thức thông qua việc đổi tên công ty thành BlackBerry
[5] BlackBerry quyết định thay CEO, hủy kế hoạch bán công ty
Khủng hoảng vì người khác
Có
thể nói RIM không hề kém khi thất bại trên thị trường
smartphone, chỉ là họ quá bảo thủ và quá tự tin vào
chính mình. Sự khủng hoảng của RIM chính là do Apple,
trong khi RIM thì đã khinh thường đối thủ. Khi Apple đưa
iPhone 2G ra thị trường, có nhiều người hoài nghi về
một chiếc điện thoại thuần cảm ứng, mà kẻ hoài
nghi nhiều nhất có lẽ là RIM. Hãng đang sản xuất những
chiếc điện thoại bàn phím vật lý được nhiều người
yêu thích, từ model 87, 88, 89 đến 90 [6]. Đúng là về khả
năng nhập liệu thì Blackberry tốt hơn iPhone, nhưng RIM
không nhận ra ở thời điểm đó mọi người lại ít
nhập hơn là xem. Chính iPhone đã giúp họ thỏa mãn với
chiếc smartphone của mình với thao tác chạm và xem. Không
có bàn phím vật lý, iPhone đã mang kích cỡ màn hình lớn
hơn nhiều so với Blackberry, 3.5 inches so với 2.4 inches.
Ngoài ra, hệ sinh thái của iOS cũng làm một cuộc cách
mạng hệ điều hành di động tương ứng. Với việc mang
khả năng kết nối với iTurns lên iPhone, cùng với chợ
ứng dụng Apps Store, Apple đã khiến việc trải nghiệm
iPhone theo một cách hoàn toàn mới, như tôi đã phân tích
trong bài trước [7], nó đẹp hơn, dễ sử dụng hơn, hiệu
quả hơn. Và cũng chính Apple đã kéo Google vào cuộc chơi
của mình, tạo ra một trào lưu trải nghiệm smartphone mới
mà chúng ta thấy như hiện nay. Trong khi đó, RIM vẫn tin
là chiếc smartphone của mình vẫn là sự khác biệt và
khách hàng của mình cũng khác biệt khách hàng của
iPhone, Google và các OEM của nó. Đến khi iPhone và các
điện thoại Android tràn ngập thị trường thì RIM vẫn
cho rằng thị phần khách hàng doanh nghiệp của mình vẫn
bền vững. Và khi iPhone tham gia vào thị trường tiềm
năng này thì RIM đã bị cạnh tranh bởi đối thủ đã
nổi tiếng trên toàn thế giới này trên chính khách hàng
doanh nghiệp truyền thống của mình. Dù không cạnh tranh
trực tiếp với Apple trên toàn thị trường nhưng tham
vọng giữ thị phần đối với khách hàng truyền thống
của mình cũng gặp nhiều khó khăn. Đến khi iPad xuất
hiện thì RIM đã cảm nhận được kết cục của mình
khi hãng không còn can đảm để bảo thủ nữa. RIM phải
tạo ra Playbook như một sự đối chọi trong tuyệt vọng
và lại thất lại với chính cái bảo thủ của mình.
Hãng cho rằng trải nghiệm Playbook phải rất khác iPad, đó
là khả năng kết nối liên thông với Blackberry chính là
một phong cách riêng của hãng [8]. Vì thế hãng đã tự
giới hạn người dùng của mình, vì chỉ những người
có sử dụng Blackberry mới muốn mua Playbook. Trong khi đó,
Google và “binh đoàn” OEM của mình đã chạy đua quyết
liệt với Apple và loại RIM ra khỏi cuộc chơi chính.
Việc
thay đổi CEO từ hai nhà đồng sáng lập là Mike Lazaridis và Jim Balsillie bằng
Thorsten Heins khiến những người yêu mến Blackberry hy vọng
một cuộc lột xác từ RIM. Quả thật Heins đã đưa hệ
điều hành và hệ sinh thái của BB10 ra mắt với hàng
loạt sản phẩm mới như Z10, Q10, R5, Z30 trong năm 2013. Z10
là thiết bị thuần cảm ứng, với màn hình 4.2 inches, có
thể cạnh tranh trực tiếp với iPhone và các smartphone
Android từ các hãng Samsung, HTC. Z30 là Phablet được tạo
ra theo trào lưu thị trường smartphone màn hình lớn như
Galaxy Note. Trong khi đó, Q10 và R5 là những chiếc
smartphone có bàn phím vật lý truyền thống của hãng và
có cả cảm ứng. Nó như một sự nâng cấp lên hệ điều
hành BB10 từ chiếc Blackberry đã thành công trước đó là
Bold 9900. Cùng với việc thay đổi tên hãng từ RIM thành
Blackberry để thay đổi hình ảnh công ty, Heins bắt đầu
tấn công hai phân khúc thị trường quan trọng là phân
khúc smartphone cảm ứng cao cấp như iPhone, Galaxy, HTC One
và phân khúc Phablet bằng Z10 và Z30, còn Q10 là một đặc
trưng mà hãng muốn đánh vào khách hàng hiện có của
mình khi họ muốn nâng cấp từ các thiết bị dùng
Blackberry OS 7 lên BB10, để giữ họ ở lại với hãng. R5
lại là một thiết bị tấn công phân khúc thị trường
smartphone tầm trung mà các hãng Samsung, HTC, Nokia, Sony,...
đang chiếm lĩnh. Heins đã bỏ qua thị trường Tablet và
tập trung cho việc quảng bá BB10 như một nền tảng điện
toán mới. Các chiếc dịch marketing rầm rộ diễn ra cuối
năm 2012 đến cuối năm 2013. Nhưng kết quả vẫn không
mấy khả quan khi hãng vẫn chỉ thành công ở một số
thị trường truyền thống như Anh Quốc, Trung Đông,
Indonesia,... Trong khi hai thị trường lớn nhất là Bắc Mỹ
và Trung Quốc vẫn bị tụt lại phía sau. Ngay cả sân nhà
của mình là thị trường Canada, hãng cũng bị iPhone đe
dọa. Các nhà đầu tư quan ngại khả năng phục hồi của
hãng và niềm tin từ khách hàng truyền thống của hãng giảm
dần. Cuộc cách mạng đã thất bại, hãng đứng trước
nguy cơ phải bán mình, thuyền trưởng nó là Heins lại ra
đi, thay thế ông là một người hoàn toàn mới, John Chen.
Theo
nhìn nhận của cá nhân tôi, các sản phẩm của Blackberry
không hề thua kém những sản phẩm của các hãng khác, từ
phần cứng đến phần mềm. Ngoài ra, hãng cũng có ưu thế
là khả năng bảo mật của thiết bị là tốt nhất trên
thế giới. Nhưng với sự sai lầm trong chiến lược kinh
doanh, hãng đã đi sau các hãng khác, nên tự đánh mất sự
quan tâm của giới lập trình ứng dụng, khiến người
dùng thiếu những ứng dụng mong muốn, dẫn đến doanh số
sụt giảm. Blackberry như một nạn nhân của nền kinh tế
tư bản, nơi mà một sai sót trong kinh doanh là khó cứu
vãn.
[6] BlackBerry phones
[7] iPhone màn hình lớn : Sự đắn đo của Apple
[8] 4 lý do không nên dùng BlackBerry PlayBook
[9] Ứng dụng nhắn tin BBM tiếp cận iOS, Android
Nạn nhân của thị trường chứng khoán
Thị
trường chứng khoán là một sản phẩm của chủ nghĩa tư
bản, nó là đặc trưng cho sức mạnh và sự điên loạn
của con người. Nó là nơi mà người ta chia sẻ lợi
nhuận và nhân đôi chúng lên, cũng là nơi người ta cướp
đoạt của kẻ khác một cách dễ dàng nhất. Khi công ty
bạn niêm yết trên thị trường chứng khoán thì có nghĩa
là bạn đã chia sẻ quyền lực công ty của mình cho giới
đầu tư. Những người này sẽ theo chân bạn trong những
lúc bạn đang thành công và sẽ bỏ rơi bạn khi bạn khó
khăn. Quy luật của kinh tế thị trường là vậy.
Khi
Dell gặp khó khăn trên thị trường máy tính cá nhân thì
cổ phiếu của hãng đã sụt giảm, các nhà đầu tư bắt
đầu tháo chạy. Sự tháo chạy này chỉ làm cho Dell nhanh
phá sản. Nhưng nhà sáng lập của hãng là Michael Dell đã
mua lại cổ phiếu của các nhà đầu tư và biến hãng
thành công ty tư nhân [10]. Đây là biện pháp hiệu quả
để tái cấu trúc công ty. Bởi vì khi đó quyền lực lại
thuộc về bản thân Dell, ông ấy có thể điều chỉnh
chiến lược ngắn hạn, trung hạn cho chiến lược dài
hạn của mình mà không bị áp lực của giới đầu tư.
Blackberry
không thể làm gì được vì hãng không có khả năng tự
cứu mình. Nếu muốn mua lại cổ phiếu của các nhà đầu
tư thì hãng phải có đủ năng lực tài chính. Nhưng
việc thuyết phục các quỹ đầu tư lớn hay các định
chế tài chính cung cấp tiền cho mình thì Blackberry phải
chứng tỏ hãng có thể phục hồi. Nếu không có sự hỗ
trợ đằng sau của Chính phủ Canada thì có lẽ Blackberry
đã tự bán mình. Blackberry là biểu tượng cho ngành công
nghệ Canada nên họ đã tác động để quỹ đầu tư
Fairfax tham gia vào việc giải cứu đứa con cưng của mình
[11].
Có
thể Blackberry là nạn nhân tiểu biểu của kinh tế tư
bản. Hãng đã từng thành công và mang lại nhiều lợi
ích cho các nhà đầu tư của mình. Nhưng khi khủng hoảng,
những người này cũng không thể kiên nhẫn chờ đợi
quá trình tái cấu trúc công ty. Nếu hãng là công ty tư
nhân hay công ty của một gia đình nào đó thì hẳn hãng
đã có thể ung dung trên những gì mình có. Blackberry đã
mắc sai lầm nhưng không đến nổi phải phá sản, chỉ
cần duy trì những cái hiện có và thay đổi những cái
còn kém là có thể gượng dậy. Nếu hãng bị xóa sổ
trên bản đồ công nghệ thế giới thì đó là điều
đáng tiếc cho những thành tựu mà hãng đã làm được,
cả về mặt kinh doanh và về mặt công nghệ.
Giờ
đây, những hy vọng cuối cùng của hãng và chính phủ
Canada chính là vị CEO mới. John Chen sẽ làm gì để trở
thành người hùng sau này?
[10] Dell chính thức trở thành công ty máy tính tư nhân
[11] Fairfax ups investment in troubled BlackBerry
Ván cờ cuối với John Chen
Khi
công việc kinh doanh khủng hoảng, có hai điều người ta
sẽ làm ngay để cứu vãn tình thế là: 1. Bán những bộ
phận không cần thiết và sa thải bớt nhân viên không
cần thiết. 2. Tung ra sản phẩm mới như một sự thay đổi
chiến lược kinh doanh.
Điều
đầu tiên chính là giảm bớt chi phí để dành tiền cho
những mảng quan trọng và chiến lược mới. Đây là điều
mà bất cứ hãng nào cũng phải làm để duy trì sự tồn
tại của mình. Khi công ty lớn mạnh, người ta sẽ đa
dạng hóa các danh mục đầu tư của mình để có thể
tận dụng sức mạnh của hãng cho các lĩnh vực khác. Có
nghĩa là họ đang tối đa lợi nhuận từ sản phẩm chính
và những sản phẩm liên quan. Nhưng khi khủng hoảng thì
họ sẽ trở lại lĩnh vực chính của mình.
Việc
làm thứ hai là nhằm hy vọng cứu vãn doanh số, phân tán
sự chú ý của mọi người vào sản phẩm cũ, thay đổi
hình ảnh công ty, thu hút các nhà đầu tư mới, khôi phục
niềm tin của thị trường. Quả thật nếu bạn không bán
được nhiều sản phẩm truyền thống, bạn phải tạo ra
sản phẩm mới dựa trên sản phẩm cũ, bằng sự cải
tiến đột phá để tăng doanh số bán hàng. Khi bạn đang
ăn nên làm ra, bạn có thể làm điều này một cách điều
đặn, nhưng khi khủng hoảng thì bạn phải nhanh chóng
hơn, bằng mọi giá phải cho ra sản phẩm đột phá mới,
nếu không sẽ bị phá sản. Bởi vì cái gì mà người
tiêu dùng chán rồi thì nó sẽ chết, dù bạn có
marketing đến mức nào cũng vậy. Ngoài ra, khi bạn đang
hô hào với giới đầu tư và thị trường rằng bạn
đang tái cấu trúc thì sản phẩm mới là bằng chứng để
họ có thể hy vọng vào bạn.
Chen định bán bộ phận thiết bị của hãng, chuyển sang hợp
tác với các hãng gia công như Foxconn, một hãng đang là
đối tác lớn của Apple [12]. Như vậy, chuỗi sản xuất
thiết bị có thể sẽ bị cắt bỏ như cắt mụn nhọt. Hãng vẫn
duy trì bộ phận giải pháp và dịch vụ của mình, tức
là các giải pháp BIS, BES, chợ ứng dụng Blackberry World vẫn hoạt động.
Trong khi đó hãng cho BBM lấn sân sang iPhone và các điện
thoại Android, như vậy người dùng cũ đã chuyển sang iOS
và Android vẫn có thể kết nối với bạn bè vẫn đang
dùng Blackberry. Chính những người này sẽ kéo thêm nhưng
người chưa sử dụng BBM vào mạng xã hội nhắn tin này.
Khi số người dùng tăng lên, BBM sẽ bắt đầu tìm cách
kiếm tiền từ nó. Hiện nay, ngoài nguồn thu từ việc
bán thiết bị, cung cấp giải pháp doanh nghiệp, hãng còn
có nguồn thu từ dịch vụ BIS, BES, giờ đây sẽ có thêm
nguồn thu từ BBM [13].
Tuy
nhiên, việc cứu vãn tình hình kinh doanh chưa phải là
giải pháp lâu dài, hãng cần phải có chiến lược mới
trong hoàn cảnh thị trường smartphone đang dần bão hòa
về mặt công nghệ, còn doanh số thì vẫn tăng trưởng
nên các hãng khác đang cạnh tranh khốc liệt [14].
[12] BlackBerry hợp tác với Foxconn sản xuất điện thoại dưới 200 USD
[13] BBM sẽ hỗ trợ stickers trong thời gian tới
[14] Samsung hạ mục tiêu bán smartphone trong năm tới
Con đường nào đây?
Đã
từng có ý kiến cho rằng Blackberry nên chia sẻ hệ điều
hành BB10 của mình cho các OEM để trở thành một hãng
như Microsoft. Nếu xét về thị trường hệ điều hành di
động thì có lẽ không có nhiều OEM hứng thú với hệ
điều hành BB10. Cái chính là họ đã chán ngấy với cách
làm như vậy. Những hãng lớn mạnh như Samsung bắt đầu
xây dựng hệ điều hành cho riêng mình thay vì chịu lệ
thuộc vào Google. Các hãng OEM đang chống lại đế chế
Google, nhưng họ không thể làm điều đó khi không hợp
sức lại với nhau, trong khi đó thì Microsoft đang ve vãn
họ, vì thế họ đang phân tán rất nhiều. Blackberry không
thể đi theo con đường đó, nghĩa là không thể tham gia
vào thị trường hệ điều hành. Xu thế của tương lai
chính là những thứ không phải smartphone. BB10 là một nền
tảng mạnh mẽ được tạo ra từ hệ điều hành QNX có
ưu thế được sử dụng trong các thiết bị công nghiệp.
Nếu nhìn vào việc Apple muốn mua hãng xe điện Tesla [15]
thì cũng đủ hiểu thị trường công nghệ sẽ tiến hóa
như thế nào. Vì thế Blackberry cần mang BB10 lên xe hơi,
robot công nghiệp, hệ thống TV.
Blackberry
cần hợp tác với một hãng xe hơi để phát triển ứng
dụng tích hợp và xe tự hành, điều mà Apple và Google
đang làm, bởi vì nền tảng QNX của BB10 đang tiến vào
thị trường xe hơi [16]. Đối với thị trường TV thông
minh thì Blackberry có thể hợp tác với LG, Sony để phát
triển hệ thống internet TV dựa trên BB10. Hãng cũng có
thể tạo ra set-top-box như Google và Apple đang làm. Trong
lĩnh vực robot công nghiệp, tôi không có nhiều thông tin
về lĩnh vực này, nhưng tôi nghĩ nền tảng của BB10 cũng
từ lĩnh vực này nên hãng có thể phát triển. Nói chung
là Blackberry nên nhìn vào tương lai và cố gắng dẫn đầu
thị trường bằng công nghệ mới trước khi tính tới
dẫn đầu thị trường kinh doanh, thay vì chỉ cố gắng bám
đuôi các hãng khác trong lĩnh vực smartphone.
[15] Hãng Tesla khẳng định đã có đàm phán với Apple
[16] Giới thiệu hệ thống QNX trên Mercedes Benz CLA45 AMG
Nhận xét
Đăng nhận xét