24. Khu vườn và khu rừng
Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng lý lẽ của khu vườn-khu rừng để bàn về tính hài hòa-hỗn độn của một Google to lớn trong lĩnh vực công nghệ, của một Arsenal nổi tiếng trong lĩnh vực Bóng đá, của một lý thuyết Bàn tay vô hình kỳ lạ trong lĩnh vực kinh tế thị trường của Adam Smith, của một Thuyết tiến hóa trong tự nhiên của Charles Darwin. Tôi không đề cập đến Einstein bởi vì ông ấy chưa tỉnh giấc sau Thuyết tương đối, tôi không nói đến Apple bởi vì nó sẽ không tồn tại mãi, tôi không đá động đến Manchester United vì đội bóng này sẽ xuống hạng.
Đôi lời với Stephen Hawking
Trong quyển sách Lược sử thời gian (A Brief history of Time) [1] của ông có đề cập đến tính trật tự của vũ trụ, ông cho rằng sự hỗn độn một cách tổng thể của vũ trụ luôn lớn hơn những thành phần có tính trật tự cục bộ. Như vậy thì cho dù bản chất của vũ trụ là hỗn độn hay trật tự thì sự hỗn độn luôn chiếm ưu thế, nghĩa là chúng chiếm lĩnh toàn vũ trụ. Tôi cũng tin rằng bản chất của vũ trụ chính là sự hỗn độn một cách hỗn độn, và tôi cho đó là sự hài hòa tốt nhất của vũ trụ này, dù nó thật sự là gì đi nữa. Đúng vậy, sự hỗn độn đi đôi với sự hài hòa, sự hài hòa đi đôi với sự tồn tại bền vững.
Sự hỗn độn của nền kinh tế thị trường
Chủ nghĩa tư bản là một từ nghe có vẻ xấu xa nếu xét theo thước đo đạo đức, đó là sự thể hiện của chủ nghĩa cá nhân và ít có lòng trắc ẩn. Trong nền kinh tế thị trường tự do của một quốc gia, mọi cá nhân có quyền tư lợi cho bản thân mình và có quyền không quan tâm đến lợi ích của người khác nếu muốn. Nhìn bức tranh kinh tế thị trường như thế chúng ta liên tưởng đến sự tranh giành, hoài nghi, và thiếu đạo đức của xã hội. Vậy mà Adam Smith lại cho rằng có một Bàn tay vô hình [2] phía sau những hành động tư lợi của những cá nhân trong xã hội đã thúc đẩy sự thịnh vượng của cộng đồng, điều đó đã không nhận được sự đồng thuận của giới học giả kinh tế hiện nay. Bởi vì cho đến thời điểm này thì mọi người trong xã hội không thể tự do hoàn toàn làm những việc như mình muốn trong hoạt động kinh doanh mà phải tuân theo pháp luật do nhà nước hay các định chế kinh tế - chính trị đặt ra. Nếu xét trên góc độ con người thì tham vọng của mỗi cá nhân sẽ gây ra những hệ quả thật khủng khiếp nếu không có biện pháp kiềm chế nó và hướng nó vào lợi ích chung của cộng đồng.
Tôi cho rằng Smith đã nói đúng nếu chúng ta không xem con người là sinh vật thượng đẳng, có trái tim yêu thương và biết tư duy về sự tồn tại của chính nó. Khi đó, chúng ta sẽ thấy sự tự do tối đa trong kinh tế thị trường sẽ phản ánh đúng bản chất tự nhiên của con người. Có những người sẽ chà đạp lên nhau để tìm kiếm lợi ích riêng, có những người sẽ thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác. Cái tốt và cái xấu sẽ tồn tại một cách công khai trong cộng đồng, sẽ có sự đấu tranh bảo vệ cái tốt và cả cái xấu. Như vậy thì tốt hơn hay xấu hơn so với thực trạng hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường có sự kiểm soát của những định chế như các nhà nước, các tổ chức quốc tế?
Bên trong biên giới của một quốc gia, sự cạnh tranh được sự quản lý bởi nhà nước thông qua pháp luật. Nhà nước nào càng can thiệp sâu vào tính tự do của kinh tế thị trường thì càng làm trì trệ nền kinh tế. Ngược lại, những can thiệp mang tính vĩ mô sẽ ít gây ra sự tổn thương cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Ví dụ điển hình của sự mâu thuẫn này chính là hai hệ thống kinh tế tư bản và kinh tế tập trung bao cấp. Mỗi cá nhân con người như những thực thể dễ tổn thương nhưng khó kiểm soát nếu tồn tại trong một cộng đồng. Khi nhà nước siết chặt quản lý thì người dân sẽ có giải pháp đối phó bằng cách lách luật, điều này khiến cho kẻ mạnh được tất cả, kẻ yếu mất tất cả. Khi nhà nước ít kiểm soát thì những cá nhân sẽ tự quản lý lẫn nhau để tránh sự mất công bằng giữa họ. Những nền kinh tế như Trung Quốc, Việt Nam đã khiến của cải vật chất chuyển từ số đông về tay số ít những người có quyền lực một cách không công bằng, trong khi những nền kinh tế của Phương Tây thì làm việc đó một cách công bằng hơn, nhưng tựu chung của hai hình thái kinh tế này điều có sự quản lý của nhà nước theo những cách khác nhau, và cũng đều tạo ra kẻ mạnh, kẻ yếu.
Trở lại với Adam Smith, tôi cho rằng chúng ta không có tự do trong kinh tế thị trường một cách hoàn toàn, cho dù chúng ta có nói đến kinh tế Mỹ đi nữa. Chính sự hạn chế của biên giới các quốc gia nên mỗi quốc gia chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình, tôn trọng nền kinh tế thị trường trong nước hay trong liên minh các quốc gia mà mình có tham gia nhưng lại không làm thế đối với các quốc gia khác ngoài liên minh. Chúng ta sẽ không có một bàn tay vô hình đúng nghĩa khi mà biên giới giữa các quốc gia chưa được làn gió toàn cầu hóa làm cho lu mờ.
Lý giải cho Bàn tay vô hình của Smith, tôi cho rằng bàn tay này chính là sự hài hòa trong cái hỗn độn của nền kinh tế thị trường tự do. Nếu sự hỗn độn này được diễn ra một cách tự nhiên thì mặc nhiên sẽ không tồn tại những thực thể quá mạnh hoặc quá yếu. Bạn hãy nhìn vào tự nhiên và cho tôi biết đâu là thực thể thống trị nó? Đó có phải là những con Sư tử hay Voi, hay chính là những con Kiến bé nhỏ? Sự đấu tranh của muôn loài chỉ là thể hiện sự hỗn độn của tự nhiên, kết quả của nó chính là sự tồn tại một cách hài hòa và bền vững mà chúng ta gọi là cân bằng sinh thái. Nếu nền kinh tế thị trường chưa tự do hoàn toàn đã thể hiện phần nào sự thúc đẩy sự phát triển của của cải vật chất thì nó đã cho thấy một sự hỗn độn đang mang đến một ít sự hài hòa trong xã hội Phương Tây. Liệu chúng ta có dám loại bỏ đi luật pháp để trả tự do cho những cái tốt và cái xấu được thể hiện tường minh trong xã hội? Khi đó xã hội sẽ tốt hơn hay xấu hơn? Tôi cho rằng loài người sẽ tốt hơn nhưng chúng ta sẽ ít thượng đẳng hơn những loài khác, chúng ta sẽ tồn tại bền vững hơn, nhưng theo một cách khác.
Tôi cho rằng Smith đã nói đúng nếu chúng ta không xem con người là sinh vật thượng đẳng, có trái tim yêu thương và biết tư duy về sự tồn tại của chính nó. Khi đó, chúng ta sẽ thấy sự tự do tối đa trong kinh tế thị trường sẽ phản ánh đúng bản chất tự nhiên của con người. Có những người sẽ chà đạp lên nhau để tìm kiếm lợi ích riêng, có những người sẽ thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác. Cái tốt và cái xấu sẽ tồn tại một cách công khai trong cộng đồng, sẽ có sự đấu tranh bảo vệ cái tốt và cả cái xấu. Như vậy thì tốt hơn hay xấu hơn so với thực trạng hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường có sự kiểm soát của những định chế như các nhà nước, các tổ chức quốc tế?
Bên trong biên giới của một quốc gia, sự cạnh tranh được sự quản lý bởi nhà nước thông qua pháp luật. Nhà nước nào càng can thiệp sâu vào tính tự do của kinh tế thị trường thì càng làm trì trệ nền kinh tế. Ngược lại, những can thiệp mang tính vĩ mô sẽ ít gây ra sự tổn thương cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Ví dụ điển hình của sự mâu thuẫn này chính là hai hệ thống kinh tế tư bản và kinh tế tập trung bao cấp. Mỗi cá nhân con người như những thực thể dễ tổn thương nhưng khó kiểm soát nếu tồn tại trong một cộng đồng. Khi nhà nước siết chặt quản lý thì người dân sẽ có giải pháp đối phó bằng cách lách luật, điều này khiến cho kẻ mạnh được tất cả, kẻ yếu mất tất cả. Khi nhà nước ít kiểm soát thì những cá nhân sẽ tự quản lý lẫn nhau để tránh sự mất công bằng giữa họ. Những nền kinh tế như Trung Quốc, Việt Nam đã khiến của cải vật chất chuyển từ số đông về tay số ít những người có quyền lực một cách không công bằng, trong khi những nền kinh tế của Phương Tây thì làm việc đó một cách công bằng hơn, nhưng tựu chung của hai hình thái kinh tế này điều có sự quản lý của nhà nước theo những cách khác nhau, và cũng đều tạo ra kẻ mạnh, kẻ yếu.
Trở lại với Adam Smith, tôi cho rằng chúng ta không có tự do trong kinh tế thị trường một cách hoàn toàn, cho dù chúng ta có nói đến kinh tế Mỹ đi nữa. Chính sự hạn chế của biên giới các quốc gia nên mỗi quốc gia chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình, tôn trọng nền kinh tế thị trường trong nước hay trong liên minh các quốc gia mà mình có tham gia nhưng lại không làm thế đối với các quốc gia khác ngoài liên minh. Chúng ta sẽ không có một bàn tay vô hình đúng nghĩa khi mà biên giới giữa các quốc gia chưa được làn gió toàn cầu hóa làm cho lu mờ.
Lý giải cho Bàn tay vô hình của Smith, tôi cho rằng bàn tay này chính là sự hài hòa trong cái hỗn độn của nền kinh tế thị trường tự do. Nếu sự hỗn độn này được diễn ra một cách tự nhiên thì mặc nhiên sẽ không tồn tại những thực thể quá mạnh hoặc quá yếu. Bạn hãy nhìn vào tự nhiên và cho tôi biết đâu là thực thể thống trị nó? Đó có phải là những con Sư tử hay Voi, hay chính là những con Kiến bé nhỏ? Sự đấu tranh của muôn loài chỉ là thể hiện sự hỗn độn của tự nhiên, kết quả của nó chính là sự tồn tại một cách hài hòa và bền vững mà chúng ta gọi là cân bằng sinh thái. Nếu nền kinh tế thị trường chưa tự do hoàn toàn đã thể hiện phần nào sự thúc đẩy sự phát triển của của cải vật chất thì nó đã cho thấy một sự hỗn độn đang mang đến một ít sự hài hòa trong xã hội Phương Tây. Liệu chúng ta có dám loại bỏ đi luật pháp để trả tự do cho những cái tốt và cái xấu được thể hiện tường minh trong xã hội? Khi đó xã hội sẽ tốt hơn hay xấu hơn? Tôi cho rằng loài người sẽ tốt hơn nhưng chúng ta sẽ ít thượng đẳng hơn những loài khác, chúng ta sẽ tồn tại bền vững hơn, nhưng theo một cách khác.
Cách làm của Google
Gã khổng lồ trong thế giới công nghệ đang dần bước ra khỏi thế giới của nó, Google đang tận dụng một khu rừng thông tin để tạo thành khu vườn tri thức.
Hai chàng trai ở Stanford đã tận dụng sự phức tạp trong các truy vấn của người dùng để tìm kiếm những câu trả lời tưởng chừng như đó là sự bó tay hiện nay của toán học. Trong mớ hỗn độn thông tin của người dùng, Google đã cho thấy chúng tồn tại một cách hài hòa đến khó tin. Sự tự do khi thể hiện mình trên mạng đã giúp những công ty như Google phác họa được bức tranh của con người theo một cách mà từ trước đến nay chưa từng có. Họ biết được thông tin và tiên đoán được hành vi của một lượng khổng lồ người dùng. Các mô hình Big data đã đưa ra những thông tin không tiên đoán được bằng toán học từ những lượng dữ liệu khổng lồ, phức tạp, không có quy tắc nào chiếm ưu thế một cách tường minh.
Cách thức tạo ra và vận hành hệ sinh thái Android đã cho thấy trong một mớ hỗn độn những thiết bị phần cứng, những chương trình phần mềm luôn tồn tại những thứ tốt và những thứ xấu. Nếu Google học cách làm của Microsoft là kiểm soát tất cả thì sẽ không thể có sự thành công của hệ sinh thái Android như ngày hôm nay. Đến lúc này thi chính Microsoft đang phải học lại Google khi mà họ bắt đầu phát hành miễn phí Windows Phone. Nhiều người phê phán Google vì đã để Android phân mảnh quá nhiều, riêng tôi cho rắng sự phân mảnh đó là cần thiết và thật sự cần phân mảnh hơn nữa nếu theo cách nhìn về chiến lược phát triển của Google. Sự phân mảnh chỉ là một phần của sự hỗn độn, vì thế mà nó mang đến tất cả những phân khúc người dùng khác nhau những dịch vụ của Google, điều mà Apple hay Microsoft không làm khi họ muốn tập trung vào một số phân khúc người dùng nhất định để tối đa lợi nhuận. Với Google, cái chính không phải là Android mà là thông tin người dùng. Khu rừng thông tin trong tay Google và họ chỉ việc cắt tỉa một vài mảnh đất trong chúng để tạo thành những khu vườn tri thức, và bán chúng.
Google đã khéo léo tận dụng sự hỗn độn để có được sự hài hòa trong sự phát triển của họ. Họ đang rất bền vững vì họ hầu như có mắt trong tất cả trong lĩnh vực công nghệ, điều này sẽ giúp họ tồn tại lâu dài thay vì phải chết sớm như Nokia, Blackberry.
Tham khảo thêm về Google [3]
Tham khảo thêm về Big Data [4]
Hai chàng trai ở Stanford đã tận dụng sự phức tạp trong các truy vấn của người dùng để tìm kiếm những câu trả lời tưởng chừng như đó là sự bó tay hiện nay của toán học. Trong mớ hỗn độn thông tin của người dùng, Google đã cho thấy chúng tồn tại một cách hài hòa đến khó tin. Sự tự do khi thể hiện mình trên mạng đã giúp những công ty như Google phác họa được bức tranh của con người theo một cách mà từ trước đến nay chưa từng có. Họ biết được thông tin và tiên đoán được hành vi của một lượng khổng lồ người dùng. Các mô hình Big data đã đưa ra những thông tin không tiên đoán được bằng toán học từ những lượng dữ liệu khổng lồ, phức tạp, không có quy tắc nào chiếm ưu thế một cách tường minh.
Cách thức tạo ra và vận hành hệ sinh thái Android đã cho thấy trong một mớ hỗn độn những thiết bị phần cứng, những chương trình phần mềm luôn tồn tại những thứ tốt và những thứ xấu. Nếu Google học cách làm của Microsoft là kiểm soát tất cả thì sẽ không thể có sự thành công của hệ sinh thái Android như ngày hôm nay. Đến lúc này thi chính Microsoft đang phải học lại Google khi mà họ bắt đầu phát hành miễn phí Windows Phone. Nhiều người phê phán Google vì đã để Android phân mảnh quá nhiều, riêng tôi cho rắng sự phân mảnh đó là cần thiết và thật sự cần phân mảnh hơn nữa nếu theo cách nhìn về chiến lược phát triển của Google. Sự phân mảnh chỉ là một phần của sự hỗn độn, vì thế mà nó mang đến tất cả những phân khúc người dùng khác nhau những dịch vụ của Google, điều mà Apple hay Microsoft không làm khi họ muốn tập trung vào một số phân khúc người dùng nhất định để tối đa lợi nhuận. Với Google, cái chính không phải là Android mà là thông tin người dùng. Khu rừng thông tin trong tay Google và họ chỉ việc cắt tỉa một vài mảnh đất trong chúng để tạo thành những khu vườn tri thức, và bán chúng.
Google đã khéo léo tận dụng sự hỗn độn để có được sự hài hòa trong sự phát triển của họ. Họ đang rất bền vững vì họ hầu như có mắt trong tất cả trong lĩnh vực công nghệ, điều này sẽ giúp họ tồn tại lâu dài thay vì phải chết sớm như Nokia, Blackberry.
Tham khảo thêm về Google [3]
Tham khảo thêm về Big Data [4]
Triết lý của Arsene Wenger
Arsenal [5] là một đội bóng khá kỳ lạ khi mà họ luôn nằm trong top 4 đội mạnh nhất giải Premier League nhưng lại mới chỉ vô địch hai lần. Người hâm mộ cũng dần thấy chán ngắt khi mà họ luôn là đội bóng mạnh nhưng không phải là mạnh nhất trong thời gian quá dài. Trong các nền bóng đá ở Châu Âu, giới bình luận bóng đá thường xem bóng đá Ý là nơi phô diễn chiến thuật, bóng đá Tây Ban Nha trình diễn sự hoa mỹ, bóng đá Đức thể hiện sự logic, bóng đá Anh là sự thi đấu thể lực của các cầu thủ. Tôi cho rằng riêng bóng đá Anh không chỉ có thể lực mà còn thể hiện một nền bóng đá chính trị. Nó không thật sự có chiến thuật chặt chẽ, nó coi sự hoa mỹ là thứ xa xỉ, sự logic là điên rồ, nhưng nó lại coi tất cả các yếu tố đó là cần thiết. Các đội bóng Anh xem trọng truyền thống câu lạc bộ, xem trọng bản thân người Anh, xem trọng tài chính và tránh làm những điều ngu ngốc trên thị trường chuyển nhượng. Trong một thời gian dài, người Anh đã thể hiện tính bảo thủ của mình dù nền báo chí bóng đá Anh có thể coi như lá cải nhất hành tinh này. Bóng đá Anh tự tôn bản thân họ nên nó đã làm cho người khác chú ý theo kiểu “dù bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn”. Trong lịch sử giải Premier League thì Manchester United đã chiếm phần lớn vinh quang, mang đến sự yêu mến của hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới. Trong khi đó, có phần lép vế hơn chính là Arsenal, đội bóng luôn chơi thứ bóng đá đẹp và ngây thơ một cách bất ngờ. Họ bỏ qua yếu tố chiến thuật, tránh đề cao cá nhân cầu thủ, quan tâm đến đào tạo bóng đá trẻ khắp các Châu lục, coi trọng luật cân bằng tài chính. Nhiều người tự hỏi là Arsenal quan tâm đến sự tồn tại lâu dài để làm gì khi mà họ không dám bỏ tất cả để chinh phục vinh quang, theo kiểu “thà vụt sáng rồi tắt còn hơn mãi sáng mờ mờ”. Đã có lúc người hâm mộ yêu cầu Arsene Wenger [6] thay đổi, chi tiêu mạnh tay để mua cầu thủ giỏi nhằm giành lấy danh hiệu, nhưng vị “Giáo sư” này vẫn bình chân như vại.
Nói về chiến thuật của Arsenal, có lẽ đây là đội bóng ít tính toán nhất giải Ngoại hạng Anh. Họ hầu như chỉ biết vô sân và đá, chiến thuật đơn giản chỉ là đá với đội hình nào thì cũng tấn công không mệt mỏi, không quan tâm đến đối thủ là ai. Arsene Wenger đã đẩy vào sân một đội hình hỗn độn, tự điều chỉnh cách đá do sự tương tác của các cầu thủ với nhau, đặc biệt là những người cùng lò đào tạo của Arsenal. Ông quan tâm đến sự đoàn kết và hiểu nhau của các cầu thủ thay vì sử dụng họ như những con cờ. Trong một trận đấu mà đối thủ đã khắc chế được lối chơi của đội bóng thì lúc đó họ chỉ còn hy vọng cuối cùng là tinh thần của các cầu thủ. Nếu nhìn qua những đặc điểm này chúng ta sẽ dễ nhận ra tại sao Arsenal chỉ vô địch hai lần ở giải Premier League, nhưng họ luôn có mặt trong top 4 và hầu như luôn vào vòng hai ở đấu trường Châu Âu. Họ đã có tính ổn định khá cao mà không tốn nhiều tiền đầu tư, nhưng họ lại ít lên đỉnh vinh quang do không chịu phá vỡ sự cân bằng của một đối bóng đúng nghĩa.
Với triết lý bóng đá của Wenger, tôi cho rằng ông là người đã làm hài hòa đội bóng này bằng một sự hỗn độn nhất định. Thay vì bỏ tiền ra mua cầu thủ nổi tiếng để giành chức vô địch và kéo theo các nguồn thu tài chính từ sự nổi tiếng, ông đã đào tạo khắp nơi trên thế giới các lứa cầu thủ thuộc nhiều chủng tộc, để rồi rất ít trong một số lượng lớn đó có thể tiến lên đội hình 1 của câu lạc bộ. Ông để cho sự chọn lọc tự nhiên diễn ra giữa các trung tâm đào tạo bóng đá của Arsenal để tìm ra những nhân tố nổi bật hay đột biến. Hơn bất cứ đội bóng nào khác, ông đã mang thuyết tiến hóa của Darwin vào vận hành trong bóng đá. Và như các bạn biết đấy, sức mạnh của sự hỗn độn chính là sức mạnh tập thể, vì thế mà họ sẽ không có những thực thể quá mạnh trong cộng đồng, điều mà mang đến cúp vô địch trong bóng đá. Để trở thành vô địch, bạn chỉ cần 3 cầu thủ xuất sắc và đá ăn ý với nhau trong đội hình, trong khi Arsenal rất ít khi có điều đó, họ thường hay có 11 cầu thủ không quá giỏi và phụ thuộc lẫn nhau một cách rõ ràng. Đổi lại thì Arsenal có một sự ổn định tương đố cao khi họ luôn nằm trong top các đội bóng mạnh. Với cách làm của mình thì Arsene Wenger đã giữ cho cho bóng đá vẫn còn là một môn thể thao thay vì biến nó thành trò chơi chính trị hay lợi ích kinh doanh như một số đội bóng lớn khác đã làm.
Bạn có tin MU sẽ xuống hạng một ngày nào đó không? Tôi tin như vậy, nhưng tôi không tin Asernal sẽ như thế.
Nói về chiến thuật của Arsenal, có lẽ đây là đội bóng ít tính toán nhất giải Ngoại hạng Anh. Họ hầu như chỉ biết vô sân và đá, chiến thuật đơn giản chỉ là đá với đội hình nào thì cũng tấn công không mệt mỏi, không quan tâm đến đối thủ là ai. Arsene Wenger đã đẩy vào sân một đội hình hỗn độn, tự điều chỉnh cách đá do sự tương tác của các cầu thủ với nhau, đặc biệt là những người cùng lò đào tạo của Arsenal. Ông quan tâm đến sự đoàn kết và hiểu nhau của các cầu thủ thay vì sử dụng họ như những con cờ. Trong một trận đấu mà đối thủ đã khắc chế được lối chơi của đội bóng thì lúc đó họ chỉ còn hy vọng cuối cùng là tinh thần của các cầu thủ. Nếu nhìn qua những đặc điểm này chúng ta sẽ dễ nhận ra tại sao Arsenal chỉ vô địch hai lần ở giải Premier League, nhưng họ luôn có mặt trong top 4 và hầu như luôn vào vòng hai ở đấu trường Châu Âu. Họ đã có tính ổn định khá cao mà không tốn nhiều tiền đầu tư, nhưng họ lại ít lên đỉnh vinh quang do không chịu phá vỡ sự cân bằng của một đối bóng đúng nghĩa.
Với triết lý bóng đá của Wenger, tôi cho rằng ông là người đã làm hài hòa đội bóng này bằng một sự hỗn độn nhất định. Thay vì bỏ tiền ra mua cầu thủ nổi tiếng để giành chức vô địch và kéo theo các nguồn thu tài chính từ sự nổi tiếng, ông đã đào tạo khắp nơi trên thế giới các lứa cầu thủ thuộc nhiều chủng tộc, để rồi rất ít trong một số lượng lớn đó có thể tiến lên đội hình 1 của câu lạc bộ. Ông để cho sự chọn lọc tự nhiên diễn ra giữa các trung tâm đào tạo bóng đá của Arsenal để tìm ra những nhân tố nổi bật hay đột biến. Hơn bất cứ đội bóng nào khác, ông đã mang thuyết tiến hóa của Darwin vào vận hành trong bóng đá. Và như các bạn biết đấy, sức mạnh của sự hỗn độn chính là sức mạnh tập thể, vì thế mà họ sẽ không có những thực thể quá mạnh trong cộng đồng, điều mà mang đến cúp vô địch trong bóng đá. Để trở thành vô địch, bạn chỉ cần 3 cầu thủ xuất sắc và đá ăn ý với nhau trong đội hình, trong khi Arsenal rất ít khi có điều đó, họ thường hay có 11 cầu thủ không quá giỏi và phụ thuộc lẫn nhau một cách rõ ràng. Đổi lại thì Arsenal có một sự ổn định tương đố cao khi họ luôn nằm trong top các đội bóng mạnh. Với cách làm của mình thì Arsene Wenger đã giữ cho cho bóng đá vẫn còn là một môn thể thao thay vì biến nó thành trò chơi chính trị hay lợi ích kinh doanh như một số đội bóng lớn khác đã làm.
Bạn có tin MU sẽ xuống hạng một ngày nào đó không? Tôi tin như vậy, nhưng tôi không tin Asernal sẽ như thế.
Ôi Darwin
Quá trình chọn lọc tự nhiên thể hiện sự hài hòa trong sự tồn tại của tự nhiên và ông đã nhận biết cách thức vận hành của thế giới tự nhiên. Với tôi, Thuyết tiến hóa [7] của ông là lý thuyết quan trọng nhất đối với sự tồn tại của loài người cho đến lúc này. Quá trình chọn lọc tự nhiên đã bao trùm bàn tay vô hình của Adam Smith, làm công thức nền tảng cho các tập đoàn kinh tế trong việc khai thác tính hiệu quả trong hoạt động của họ. Sự chuyên nghiệp một cách cứng nhắc của thế kỷ 20 sẽ qua để nhường cho sự chuyên nghiệp năng động trong thế kỷ 21. Hãy nhìn cách các nhân viên Google đang được hưởng thụ tại trụ sở ở Moutain View, họ vừa làm-vừa chơi-vừa học, cuộc sống-công việc-sáng tạo phải được cân bằng để họ tiếp tục tồn tại.
Bài học cho cuộc sống
Chúng ta hiểu tự nhiên và tồn tại hài hòa với nó như một thực thể trong nó, sự sống của chúng ta đã được bắt đầu và sẽ kết thúc để nhường lại cho một hình thức tồn tại khác, chúng ta không thể thay đổi gì mà chỉ có thể chập nhận. Học cách để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống còn dễ hơn học cách chấp nhận nó. Có lẽ đến lúc này thì Triết lý Phật Giáo với luật nhân - quả và thuyết luân hồi phản ánh phù hợp nhất bản chất của tự nhiên.
Lời kết
Vũ trụ biến đổi không ngừng và đó là phương thức tồn tại của nó. Trong sự biến đổi chung đó của vũ trụ thì sự biến đổi của những thành phần trong nó theo những chiều hướng khác nhau thể hiện sự hỗn độn của một khu rừng. Và trong sự hỗn độn đó, vũ trụ đã cho thấy lý lẽ của sự tồn tại thông qua sự hài hòa của chính nó. Không có gì nằm ngoài sự hỗn độn của tự nhiên, ngay cả những quy luật mà chúng ta quan sát được trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Việc tuân theo sự hỗn độn chính là cách thức để tồn tại một cách hài hòa với tự nhiên. Con người đã từng nghĩ về việc xây dựng nên trật tự của tự nhiên theo ý mình nhưng chúng ta luôn chỉ nhìn thấy trật tự cục bộ, mỗi khi những phát kiến khoa học được tìm ra thì chúng ta lại thấy sự hiện diện của sự hỗn độn mà trước đó chúng ta nghĩ rằng chúng đã có trật tự. Thuyết tương đối của Einstein là một ví dụ cho thấy sự không tuyệt đối của thời gian, cơ học lượng tử cho thấy sự không xác định của vật chất. Qua đó, những quy luật chúng ta quan sát được trong tự nhiên dường như không đúng một cách hoàn hảo như ta đã từng nghĩ, điều đó đưa chúng ta trở lại trạng thái không thể xác lập những quy tắc chung cho vạn vật - Theory of everything, cái mà chúng ta đang mong muốn tìm ra. Và như Hawking đã nói ở trên, sự hộn độn bao trùm vũ trụ một cách tự nhiên như vốn vĩ nó phải vậy.
Về phương diện xã hội loài người, những thể chế chính trị, những định chế kinh tế luôn muốn tạo ra sự trật tự để phục vụ lợi ích của một số ít người, họ đã tự phá vỡ sự cân bằng của xã hội bằng cách đưa ra những luật chơi có lợi cho mình. Nhưng bản chất của xã hội loài người cũng là một thực thể của tự nhiên nên chúng sẽ tiến hóa đến một giai đoạn mà hầu như mọi lợi ích kinh tế của cá nhân sẽ được thực hiện bằng sự tự do. Có lẽ khi đó thì bàn tay vô hình của Adam Smith sẽ phát huy tác dụng.
Nhận biết được giá trị từ những mớ hỗn độn trong xã hội loài người, những định chế công nghệ như Google đã khai thác tính hài hòa của nó một cách khôn khéo để mạng lợi ích đến cho họ. Những sản phẩm miễn phí, thiếu sự đồng nhất trong các thiết bị Android và cho phép người dùng can thiệp sâu vào phân mềm đã khiến cho Google chiếm lĩnh thị trường smartphone một cách ít tốn kém mặc cho thiếu sự đặc trưng rõ ràng như sản phẩm của Apple. Qua đó chúng ta thấy sự tương đồng giữa Google, Arsenal, Adam Smith, Charles Darwin mà chúng ta đã phân tích ở trên chính là nhận biết được sự hỗn độn để tìm kiếm sự hài hòa, nó cũng cho thấy sự bền vững chính là đặc tính nói bật của những hệ hỗn độn.
Bắt đầu từ bài viết này, tôi xin đề xuất một lý lẽ mới và tôi gọi nó là “Lý lẽ khu vườn-khu rừng”. Tôi sẽ triển khai lý thuyết này trong các lĩnh vực khác nhau để cố gắng tìm ra cách thức thay đổi hiện trạng thực tế và giải quyết những vấn đề thực tế hiện nay.
Về phương diện xã hội loài người, những thể chế chính trị, những định chế kinh tế luôn muốn tạo ra sự trật tự để phục vụ lợi ích của một số ít người, họ đã tự phá vỡ sự cân bằng của xã hội bằng cách đưa ra những luật chơi có lợi cho mình. Nhưng bản chất của xã hội loài người cũng là một thực thể của tự nhiên nên chúng sẽ tiến hóa đến một giai đoạn mà hầu như mọi lợi ích kinh tế của cá nhân sẽ được thực hiện bằng sự tự do. Có lẽ khi đó thì bàn tay vô hình của Adam Smith sẽ phát huy tác dụng.
Nhận biết được giá trị từ những mớ hỗn độn trong xã hội loài người, những định chế công nghệ như Google đã khai thác tính hài hòa của nó một cách khôn khéo để mạng lợi ích đến cho họ. Những sản phẩm miễn phí, thiếu sự đồng nhất trong các thiết bị Android và cho phép người dùng can thiệp sâu vào phân mềm đã khiến cho Google chiếm lĩnh thị trường smartphone một cách ít tốn kém mặc cho thiếu sự đặc trưng rõ ràng như sản phẩm của Apple. Qua đó chúng ta thấy sự tương đồng giữa Google, Arsenal, Adam Smith, Charles Darwin mà chúng ta đã phân tích ở trên chính là nhận biết được sự hỗn độn để tìm kiếm sự hài hòa, nó cũng cho thấy sự bền vững chính là đặc tính nói bật của những hệ hỗn độn.
Bắt đầu từ bài viết này, tôi xin đề xuất một lý lẽ mới và tôi gọi nó là “Lý lẽ khu vườn-khu rừng”. Tôi sẽ triển khai lý thuyết này trong các lĩnh vực khác nhau để cố gắng tìm ra cách thức thay đổi hiện trạng thực tế và giải quyết những vấn đề thực tế hiện nay.
ibet888 – Casino889 là website cung cấp các trò chơi V và thể thao với tỷ lệ ăn cao hơn bên ngoài rất nhiều và có nhiều chương trình khuyến mại.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaibet889 cung cấp mạng cá cược bóng đá uy tin
>>>Hoa hồng cao nhất
>>>Nạp rút tiền 1 phút
>>>Chi tiết đăng ký tài khoản mời truy cập ca cuoc bong da